Tuyệt đối tránh 8 điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Thế nhưng, thời gian gần đây, việc đi lễ chùa đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.
>Những đạo lý Phật giáo nên đọc
Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Chỉ cần bước qua ngưỡng cửa Tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu, thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ cho tâm tịnh.
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa – một hoạt động gắn liền với Đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức thì cũng không ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái giáo lý nhà Phật, ngược với thuần phong mỹ tục.
Đi chùa cầu bình an vốn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Nhưng đáng tiếc thay, hiện nay không phải ai cũng có những hành xử chuẩn mực khi đi lễ chùa đặc biệt là người trẻ.
Dưới đây là 8 điều “kiêng kỵ” khi đi lễ chùa, mời quý Phật tử đọc và lưu ý khi đến chùa:
Không đi cửa chính vào chùa
Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật… Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
Chúng ta vẫn nên hạn chế thắp hương trong chùa, đặc biệt là các dịp đông người tham dự như Tết nguyên đán hay dịp lễ lạc quan trọng.
Tuy nhiên, nếu thắp hương, tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ. Đồng thời, cần giữ tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
Không ăn mặc xuề xòa hoặc phản cảm
Các bạn biết rồi đấy, chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.
Hiện nay, nhiều người khi vào chùa ăn mặc phản cảm, thậm chí còn phơi bày nhiều vị trí nhạy cảm ra ngoài khi đi lễ chùa, đây là điều phạm giới uế tạp Phật đường, phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng, cho dù siêng năng đi lễ chùa cũng không mang lại tác dụng gì.
Vào chùa cũng cần đầu tóc được chải ngay ngắn, áo quần phẳng phiu. Không nên để tóc hay trang phục luộm thuộm, cẩu thả. Như vậy sẽ không tỏ lòng thành kính khi bước chân vào cửa Phật.
Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật
Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.
Không tùy tiện nhét tiền công đức
Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó.
Tuyệt đối không nhét tiền bừa bãi, đặc biệt là rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay Phật. Không những không tỏ lòng thành, mà đồng tiền bạn mang trong mình, đã qua tay nhiều người còn có thể gây uế tạp sự linh thiêng của tượng Phật.
Không có hành vi thiếu lịch sự nơi cửa Phật
Phật điện, Tam bảo là chốn linh thiêng nên khi đi chùa bạn cần chú ý không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường.
Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo. Những tội này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành dù chuyên chú đến mấy cũng không chính quả.
Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo
Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
Không chạm, sờ vào tượng Phật
Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy. Những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.
Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng. Vậy nên khi vào lễ chùa, quý Phật tử nên chú ý những nguyên tắc và chú ý không mắc phải 8 điều tối kỵ được đề cập trên đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm