Tỳ kheo cố ý tiết tinh là phạm giới tăng tàn theo luật Tứ Phần
Nếu vì khoái lạc, vì làm thuốc, vì tự thí nghiệm sự xuất tinh, vì cầu phước, vì tế trời, vì sanh thiên, vì để cho, vì nối giòng, vì tự phóng túng (lung tánh), vì tự thử sức, vì nhan sắc đẹp, vì những việc như vậy mà lộng xuất tinh,[9] tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Duyên khởi
1. Kết giới lần thứ nhất
Một thời, đức Thế tôn du hóa nơi thành Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di vì bị ám ảnh dục bừng bừng, nên nhan sắc tiều tụy, thân thể yếu mòn. Trong thời gian khác, Ca-lưu-đà-di sống một mình trong một phòng, trang bị võng tốt, giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ, chăn gối, dưới đất lại trải phu cụ tốt, ngoài cửa để đồ đựng nước nóng rửa chân; ăn uống đầy đủ sung túc; do vậy ám ảnh dục càng bừng bừng. Mỗi khi dục tâm khởi lên, ông bèn vọc cho xuất bất tịnh. Nhờ vậy, các căn tươi vui, nhan sắc sáng sủa. Các tỳ-kheo thân hữu thấy vậy hỏi:
«Trước đây nhan sắc của thầy tiều tụy, thân hình gầy ốm, mà nay thì nhan sắc tươi vui sáng sủa. Ấy là do đi đứng thoải mái chăng? Không khốn khổ vì ăn uống phải không? Vì sao được như vậy?»
Ca-lưu-đà-di trả lời:
«Tôi đi đứng thoải mái, không khổ vì chuyện ăn uống.»
Các tỳ-kheo lại hỏi:
«Nhờ phương tiện gì mà đi đứng thoải mái, không khổ vì chuyện ăn uống?»
Ca-lưu-đà-di đáp:
«Này Đại đức, trước đây tôi vì bị ám ảnh dục bừng bừng, nên nhan sắc tiều tụy, thân thể yếu mòn. Sau đó, tôi sống một mình trong một phòng, trang bị võng tốt, giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ, chăn gối, dưới đất lại trải phu cụ tốt, ngoài cửa để đồ đựng nước nóng rửa chân; ăn uống đầy đủ sung túc. Mỗi khi dục tâm khởi lên, tôi bèn vọc cho nó xuất bất tịnh. Nhờ vậy mà tôi đi đứng thoải mái, các căn tươi vui, nhan sắc sáng sủa.»
Các tỳ-kheo nói:
«Việc Thầy làm thì rất khổ, tại sao nói an lạc? Việc làm không an mà lại nói an sao? Trong chánh pháp này nói về dục cốt để trừ dục, nói về mạn cốt để trừ mạn; diệt trừ khát ái, đoạn các kết sử, do diệt tận ái mà Niết-bàn. Tại sao Thầy bị dục ám ảnh bừng bừng; mỗi khi dục tâm khởi lên, bèn vọc cho xuất bất tịnh?»
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo đi đến chỗ đức Thế tôn, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo.
Ngài biết mà vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có phải ngươi do ám ảnh dục bừng bừng; rồi mỗi khi dục tâm khởi lên, bèn vọc cho xuất bất tịnh chăng?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, thật vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách:
«Việc ngươi làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, là việc không nên làm. Tại sao nay ngươi đã xuất gia trong pháp thanh tịnh của Ta mà làm cái hạnh ô uế, vọc âm cho xuất tinh? Ngươi, kẻ ngu si này, nay đưa cánh tay ra để nhận thức ăn của tín thí, rồi lại bằng cánh tay đó mà vọc âm cho xuất tinh!»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài. Người muốn thuyết giới nên thuyết như vầy:
«Tỳ-kheo nào, cố ý vọc âm cho xuất tinh, tăng-già bà-thi-sa.»
2. Kết giới lần thứ hai
Sau khi Thế tôn kết giới như vậy cho các tỳ-kheo, bấy giờ có một tỳ-kheo khi ngủ ý loạn, bị mộng tinh có ức niệm, khi tỉnh dậy, suy nghĩ: «Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới: ‹Vọc âm xuất tinh, tăng-già-bà-thi-sa.› Ta khi ngủ loạn ý, bị mộng tinh có ức niệm, há không phạm tăng-già-bà-thi-sa ư? Nay ta nên như thế nào?» Vị ấy liền đến tỳ-kheo đồng ý kể lại đầy đủ: «Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới: ‹Vọc âm xuất tinh, tăng-già-bà-thi-sa.› Tôi khi ngủ loạn ý, bị mộng tinh mà còn nhớ, há không phạm tăng-già-bà- thi-sa ư? Nay tôi nên như thế nào? Đại đức vì tôi đem nhơn duyên này bạch với đức Phật. Nếu đức Phật dạy bảo thế nào, tôi sẽ phụng hành thế ấy.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này liền tập hợp các tỳ-kheo bảo rằng:
«Khi ngủ mà ý loạn có năm điều tai hại : 1. Ác mộng. 2. Chư thiên không hộ vệ. 3. Tâm không nhập pháp.[3] 4. Không tư duy minh tướng.[4] 5. Trong mộng xuất tinh. Đó là năm điều tai hại. Khi ngủ với ý lành có năm công đức: 1. Không thấy ác mộng. 2. Chư thiên vệ hộ. 3. Tâm vào nơi pháp. 4. Cột ý nơi minh tướng. 5. Không bị xuất tinh trong mộng. Đó là năm điều công đức. Trong mộng xuất tinh không phạm.»
Từ nay về sau giới này sẽ được thuyết như vầy:
Giới văn
Nếu Tỳ-kheo nào, cố ý vọc âm cho xuất tinh, trừ chiêm bao, tăng-già-bà-thi-sa.
Thích nghĩa
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vọc: thật cố tâm làm cho xuất tinh. Tinh có bảy loại:[6] xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, màu sữa, màu sữa tương.
Tinh màu xanh là tinh của Chuyển luân thánh vương. Tinh màu vàng là tinh của Thái tử Chuyển luân thánh vương. Tinh màu đỏ là tinh phạm nhiều đến nữ sắc. Tinh màu trắng là tinh của người vác nặng. Tinh màu đen là tinh của đệ nhất Đại thần Chuyển luân thánh vương. Tinh màu sữa là gì? Là tinh của Tu-đà-hoàn. Tinh màu sữa tương là gì? Là tinh của Tư-đà-hàm.
Lúc bấy giờ, có một bà-la-môn ở chỗ nhàn tịnh trì tụng chú thuật. Kinh của ông nói, «Nếu ai cố ý làm xuất tinh thì mạng chung sẽ sanh thiên.» Người kia muốn cầu thiên đạo, thường vọc âm xuất tinh. Khi người bà-la-môn xuất gia hành đạo, nghe theo lời nói này, vì muốn sanh thiên, nên vọc âm xuất tinh. Vị kia nghi, nói với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Phật. Phật nói, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu vì khoái lạc, vì làm thuốc, vì tự thí nghiệm sự xuất tinh, vì cầu phước, vì tế trời, vì sanh thiên, vì để cho, vì nối giòng, vì tự phóng túng (lung tánh), vì tự thử sức, vì nhan sắc đẹp, vì những việc như vậy mà lộng xuất tinh, tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu bằng ức niệm mà vọc cho xuất tinh, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất tinh màu xanh; tinh xuất, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất tinh màu xanh nhưng tinh xuất màu vàng, đỏ, trắng, đen, sữa, tương sữa, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu muốn xuất tinh màu vàng lại ra tinh màu đỏ, trắng, đen, sữa, sữa tương, màu xanh, tăng-già-bà-thi-sa. Màu đỏ, trắng, đen, sữa, sữa tương cũng như vậy.
Vì mục đích khoái lạc, bằng ức niệm mà vọc cho xuất bất tịnh, tăng-già-bà-thi-sa. Vì mục đích khoái lạc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu xanh, nếu xuất, tăng-già-bà-thi-sa. Vì mục đích khoái lạc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu xanh lại thất màu vàng, đỏ, trắng, đen, sữa và sữa tương, tăng-già-bà-thi-sa. Vì mục đích khoái lạc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu vàng, đỏ, trắng, đen, sữa, sữa tương và xanh cũng lại như vậy.
Vì muốn làm thuốc, vì tự mình thử, vì cầu phước, vì tế tự, vì sanh thiên, vì để cho, vì để lấy giống, vì phóng túng, vì tự thử sức, vì nhan sắc tươi vui, cũng như vậy.
Hoặc đối với nội sắc, ngoại sắc, nội ngoại sắc, nước, gió, không.
– Nội sắc: là sắc có thọ.
– Ngoại sắc: là sắc không thọ.
– Nội ngoại sắc: là sắc có thọ và không thọ.
– Nước: thuận giòng nước hay ngược dòng nước, dùng nước rưới lên.
– Gió: là thuận chiều gió, nghịch chiều gió, hoặc dùng miệng thổi.
– Không: từ nơi hư không mà dao động thân.
Nếu ở nơi nội sắc mà vọc cho xuất bất tịnh, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu ở nơi nội sắc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho thất bất tịnh màu xanh, nếu xuất, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu ở nơi nội sắc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu xanh, lại xuất màu vàng, đỏ, trắng, đen, sữa, sữa tương, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu vì khoái lạc nên ở nơi nội sắc mà vọc cho xuất bất tịnh, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu vì khoái lạc nên ở nơi nội sắc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu xanh, nếu xuất, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu vì khoái lạc nên ở nơi nội sắc, bằng ức niệm mà vọc, muốn cho xuất bất tịnh màu xanh, lại xuất màu vàng, đỏ, trắng, đen, sữa, sữa tương, tăng-già-bà-thi-sa. Nếu vì khoái lạc cho đến vì nhan sắc hòa duyệt cũng như vậy. Đối với ngoại sắc cũng như vậy. Đối với nội sắc cũng như vậy. Đối với nước, gió, hư không cũng như vậy.
Bằng ức niệm mà vọc cho xuất bất tịnh, tăng-già-bà-thi-sa. Không xuất, thâu-lan-giá. Nếu tỳ-kheo phương tiện vọc mà xuất bất tịnh, tăng-già-bà-thi-sa; không xuất, thâu-lan-giá.
Nếu tỳ-kheo dạy tỳ-kheo phương tiện vọc cho xuất bất tịnh; nếu xuất, thâu-lan-giá; không xuất đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo-ni dạy tỳ-kheo phương tiện vọc xuất bất tịnh; nếu xuất, thâu-lan-giá; không xuất, đột-kiết-la. Chỉ dạy cho người khác, ngoại trừ cho tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni, vọc mà xuất hay không xuất đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trong mộng bị xuất. Tỉnh dậy, sợ bẩn thân, bẩn y, giường, chăn, dùng vật xấu tệ, lá cây hay vật gì đựng đem vất đi, hoặc dùng tay quẹt bỏ. Hoặc do dục tưởng mà xuất bất tịnh; hoặc thấy sắc đẹp, không xúc chạm mà xuất bất tịnh; hoặc khi đi, tự chạm hai bắp vế; hoặc chạm y, hoặc chạm niết-bàn-tăng[15] mà xuất bất tịnh; hoặc khi đại tiểu tiện xuất bất tịnh; hoặc tắm rửa bằng nước nóng, nước lạnh xuất bất tịnh; hoặc trong nhà tắm dùng da cây mịn, bột, thuốc, bùn, đất xoa chà, xuất bất tịnh; hoặc dùng tay kỳ, xoa nơi thân xuất bất tịnh; hoặc khi kêu la khóc lớn, hoặc khi dụng lực làm việc. Tất cả trường hợp không có ý tạo nên mà xuất bất tịnh, đều không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm.
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm