Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/09/2022, 18:45 PM

Tỳ kheo tiếp xúc hay va chạm với nữ nhân là phạm giới tăng tàn

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục cùng người nữ, thân xúc chạm nhau, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm mỗi một thân phần thì phạm giới.

Duyên khởi

Phật trú tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe Phật chế giới cấm không được vọc âm cho xuất tinh, bèn cầm cây gài cửa, đứng ngoài cửa, chờ các phụ nữ, vợ các nhà cư sĩ, và các thiếu nữ đến, nói rằng:

«Này cô, cô có thể vào phòng mà xem.»

Khi họ vào trong phòng, Ca-lưu-đà-di nắm tay, rờ rẫm, hôn hít. Người nào ưa thích thì vui cười với việc làm đó. Người không ưa thích thì liền nổi giận mắng chửi, bỏ ra khỏi phòng, nói với các tỳ-kheo:

«Đại đức nên biết, điều không lành, phi pháp, không thích hợp, không phải thời! Tôi thường nghĩ rằng đây là nơi an ổn, không có các hoạn nạn, không có tai biến, không có sợ hãi. Nay chính nơi đây tôi lại gặp phải tai biến, sợ hãi. Xưa nay nói nước có khả năng làm tắt lửa; nay trong nước lại sanh ra lửa. Ca-lưu-đà-di đưa chúng tôi vào trong phòng rồi nắm tay, kéo, rờ mó, hôn hít chúng tôi. Phu chủ của chúng tôi, khi ở trong phòng kéo níu như vậy, chúng tôi còn không chấp nhận được, huống nay là sa-môn Thích tử mà lại làm như vậy!»

Bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Ca-lưu-đà-di, rằng:

«Đức Thế tôn chế giới không được vọc âm xuất tinh. Nay tại sao thầy cầm cây gài cửa, đứng trước cửa chờ các phụ nữ, hoặc vợ của nhà cư sĩ, vào phòng xem rồi rờ mó, hôn hít ?»

Sự tích mười bảy pháp tăng tàn

Ảnh minh họa,

Ảnh minh họa,

Quở trách như vậy rồi, vị ấy đi đến chỗ đức Thế tôn, lạy dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên ấy bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi:

«Ca-lưu-đà-di! Ngươi thật sự có làm như vậy không?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, sự thật đúng như vậy.»

Khi ấy, đức Thế tôn quở trách Ca-lưu-đà-di:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy:

Giới văn

Tỳ-kheo nào, với ý dâm dục, cùng người nữ, thân xúc chạm nhau, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm mỗi một thân phần, tăng-già-bà-thi-sa.

Thích nghĩa

Thân xúc chạm nhau: hoặc xoa nắm, hoặc xoa bóp khắp, hoặc kéo, hoặc đẩy, hoặc xoa ngược, hoặc xoa xuôi, hoặc nâng lên, hoặc để xuống, hoặc nắm, hoặc bóp, hoặc ấn mạnh.

Xoa nắm: xoa chà phía trước hay phía sau trong thân.

Kéo: kéo ra phía trước.

Đẩy: đẩy nhau.

Xoa ngược: từ dưới xoa lên.

Xoa xuôi: từ trên xoa xuống.

Nâng lên: ẵm mà nâng lên.

Để xuống: đang đứng mà ẳm để ngồi xuống.

Nắm: nắn phía trước, nắn phía sau, nắn vú, nắn đùi.

Sờ: bóp phía trước, bóp phía sau...

Thảy đều tăng-già-bà-thi-sa.

Phạm tướng

Hoặc nữ tưởng là nữ; nữ nhơn rờ mó thân tỳ-kheo, hai thân xúc chạm nhau, (tỳ-kheo) với ý dục nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc trong khi xúc chạm, tăng-già-bà-thi-sa.

Người nữ khởi nữ tưởng. Người nữ ấy dùng tay rờ mó, tỳ-kheo động thân, dục ý nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, tăng-già-bà-thi-sa. Cũng vậy, cho đến nắn, bóp. Nếu nghi là nữ, thâu-lan-giá.

Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ; thân xúc chạm áo, đồ anh lạc của người nữ kia, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ; thân xúc chạm áo, đồ anh lạc của người nữ kia, với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá.

Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ. Người nữ ấy dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm trên thân tỳ-kheo; (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ. Người nữ dùng y, đồ anh lạc, xúc chạm thân tỳ-kheo, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, dùng thân xúc chạm y, anh lạc của người nữ, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, động thân, nhưng không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, (tỳ-kheo) dùng thân xúc chạm y, đồ anh lạc của người nữ, với dục tâm nhiễm trước, không động thân nhưng có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ; người nữ này dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm thân tỳ-kheo, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, động thân, nhưng không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ; người nữ này dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm, (tỳ-kheo) có dục tâm nhiễn trước, dù không động thân, thâu-lan-giá. Người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, thân xúc chạm nhau, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc xúc chạm, dù không động thân, thâu-lan-giá. Cũng vậy, nắm, xoa cho đến nắn, bóp, thảy đều thâu-lan-giá. Nếu là nữ mà nghi, phạm đột-kiết-la.

Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân,[26] với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết- la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm, y đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, động thân phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, dù không động thân, đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, không động thân, đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, động thân, đột-kiết-la. Cho đến nắn, bóp, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Là người nữ mà nghi, phạm đột-kiết-la.

Nếu tỳ-kheo cùng người nữ hai thân xúc chạm nhau, mỗi một lần xúc chạm là phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo sự xúc chạm nhiều ít, với rồng cái, ngạ quỷ cái, súc sanh cái, có thể biến hình, hai thân xúc chạm nhau phạm đột-kiết-la. Nếu cùng người nam hai thân xúc chạm nhau, đột-kiết-la. Nếu cùng với người lại cái, thân xúc chạm nhau, thâu-lan-giá. Nếu người nữ khi làm lễ nắm chân, tỳ-kheo có cảm thấy thích thú do sự xúc chạm, nhưng không động thân, đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo có dục tâm, xúc chạm y, bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim, cọng cỏ rỗng, cho đến tự mình xúc chạm thân, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Nữ nhơn tưởng là nữ nhơn, tăng-già-bà-thi-sa. Nữ nhơn, sanh nghi, thâu-lan-giá. Nữ nhơn, tưởng chẳng phải nữ nhơn, thâu-lan-giá. Chẳng phải nữ nhơn tưởng là nữ nhơn, thâu-lan-giá. Chẳng phải là nữ nhơn, sanh nghi, thâu-lan-giá.

Tỳ-kheo-ni, ba-la-di. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó là phạm.

Sự không phạm: xúc chạm nhau khi nhận đồ vật gì; xúc chạm nhau, chỉ vì đùa giỡn; xúc chạm nhau, khi cởi mở (trói) thì không phạm.

Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách.

Trích: Tứ Phần Luật

Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm.

Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng

Hiệu chính: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm