Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/09/2020, 15:51 PM

Phật khuyên làm thiện, không làm ác

Đức Phật dạy con người là chủ nhân của số phận mình; khổ đau hay hạnh phúc của mỗi người là hoàn toàn do hành động của người ấy quyết định. Không ai có quyền năng ban phúc hay giáng họa cho con người. Tất cả nằm ở lối sống thiện hay bất thiện của mỗi người.

Lành dữ nghiệp báo: Phước báo hiện tiền

Theo lời Phật thì con người có sáu cửa ngõ quyết định số phận khổ đau hay hạnh phúc của chính mình. Ba cửa ngõ mang lại khổ đau và ba cửa ngõ đưa đến hạnh phúc. Ba cửa ngõ mang lại khổ đau là thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ba cửa ngõ đưa đến hạnh phúc là thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Làm chủ được sáu cửa ngõ này tức là làm chủ được đời mình, quyết định được số phận của chính mình.

Nói cách khác, con người biết đóng lại ba cửa ngõ mang lại khổ đau là thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác và biết mở ra ba cửa ngõ đưa đến hạnh phúc là thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện tức là biết làm chủ cuộc đời mình, biết cách đoạn trừ khổ đau và xây dựng hạnh phúc cho chính mình. Đây là hướng đi căn bản cho mục tiêu giải thoát khổ đau của nhân sinh.

Theo lời Phật thì con người có sáu cửa ngõ quyết định số phận khổ đau hay hạnh phúc của chính mình. Ảnh minh họa.

Theo lời Phật thì con người có sáu cửa ngõ quyết định số phận khổ đau hay hạnh phúc của chính mình. Ảnh minh họa.

Có vị Bà-la-môn tên là Jànussoni đến hỏi Đức Phật:

- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!

- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này?

- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm, nên như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

- Thưa Tôn giả Gotama, lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama, con không được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama.

Nguyên nhân vua Lưu Ly thảm sát dòng họ Thích Ca

- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, Tôn giả.

Thế Tôn nói như sau:

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện.

Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Lại ở đây, này Bà-la-môn, có một số chúng sanh thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý không nghĩ ác. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! (1).

Phật dạy do thân làm ác, không làm thiện; miệng nói ác, không nói thiện; ý nghĩ ác, không nghĩ thiện mà chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào các cảnh giới khổ đau như ác thú, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, do thân làm thiện, không làm ác; miệng nói thiện, không nói ác; ý nghĩ thiện, không nghĩ ác nên chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thế giới an lành như thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Phật dạy do thân làm ác, không làm thiện; miệng nói ác, không nói thiện; ý nghĩ ác, không nghĩ thiện mà chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào các cảnh giới khổ đau như ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ảnh minh họa.

Phật dạy do thân làm ác, không làm thiện; miệng nói ác, không nói thiện; ý nghĩ ác, không nghĩ thiện mà chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào các cảnh giới khổ đau như ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ảnh minh họa.

Thân làm ác tức là tự đặt mình vào các việc làm sai trái xấu ác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, tạo phiền toái cho bản thân mình và gây khổ não cho các chúng sinh khác. Miệng nói ác tức là tự để cho mình rơi vào các lời nói sai trái bất thiện như nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, gây phiền muộn khổ não cho mình và cho nhiều người khác. Ý nghĩ ác tức là để cho tham-sân-si làm hoen ố và chi phối mọi ý nghĩ và tư duy của chính mình. Trái lại, thân làm thiện nghĩa là không để cho mình rơi vào các việc làm sai trái xấu ác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm; chỉ làm các việc chân chánh, hiền thiện, có từ tâm, khiến cho mình và người khác được hạnh phúc an lạc. Miệng nói thiện tức là không nói những lời sai trái bất thiện như nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm; chỉ nói những lời chân thật, đưa đến cảm thông hòa hợp, những lời nhẹ nhàng tao nhã, có ý nghĩa lợi ích hướng thiện. Ý nghĩ thiện nghĩa là không để cho tham-sân-si làm hoen ố và chi phối tâm thức; mọi ý nghĩ và suy tư đều trong sáng, hướng thiện, không có bóng dáng tham-sân-si đi kèm.

Vào một dịp khác, Đức Phật giải thích chi tiết cho Tôn giả Ànanda vì sao Ngài khuyên mọi người không nên làm ác, chỉ nên làm thiện:

- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng này Ànanda, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm.

- Vì rằng bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại gì được chờ đợi?

- Vì rằng này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vì thế, này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như vậy được chờ đợi.

- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng này Ànanda, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm.

- Vì rằng bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích gì được chờ đợi?

- Vì rằng này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi mệnh chung; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Vì thế, này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như vậy được chờ đợi.

Quả báo nhãn tiền vì lòng tham

Với trí tuệ của bậc Giác ngộ, Đức Phật hiểu rõ căn tánh của con người có khả năng buông bỏ điều ác và làm các việc lành. Ảnh minh họa.

Với trí tuệ của bậc Giác ngộ, Đức Phật hiểu rõ căn tánh của con người có khả năng buông bỏ điều ác và làm các việc lành. Ảnh minh họa.

Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện. Này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được, thời ta đã không nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện’. Vì rằng này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy, Ta mới nói rằng: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện’. Và nếu, này các Tỷ kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời Ta đã không nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện’. Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện’.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được, này các Tỷ-kheo, thời Ta đã không nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện’. Vì rằng này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện’. Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời Ta đã không nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện’. Và vì rằng này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện” (2) .

Phật dạy mọi người tuyệt đối không nên làm điều ác - thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, - vì làm ác tức là tự làm hại mình, khiến cho mình rơi vào bất hạnh khổ đau. Theo lời Phật thì một người làm ác phải chịu năm hậu quả phiền muộn khổ đau, ở đời này và đời sau:

1. Tự chê trách mình, nghĩa là khi một người làm điều xấc ác thì sớm muộn sẽ nhận ra hậu quả không hay của việc mình làm, bấy giờ tâm lý lo âu sầu muộn phát sinh đi kèm với cảm thức hối tiếc và trách móc về điều xấu ác mà mình đã làm. Đó là tâm lý phiền muộn ám ảnh tâm tư người làm ác mà người ta thường bảo là “dù sao vẫn còn lương tâm”.

2. Người trí chê trách, tức là mọi việc xấu ác mà con người đã làm thì sớm muộn sẽ được người khác biết đến; khi sự việc được tìm hiểu và làm sáng tỏ thì người có trí (chỉ cho người có con mắt suy xét sự việc hay người đại diện công lý điều tra sự kiện) sẽ thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân và phê phán lỗi lầm. Đó là một loại án phạt công lý mà người làm ác phải gánh chịu trong cuộc đời.

3. Tiếng ác đồn xa, tức là một khi điều ác đã được làm thì theo đó kết quả xấu ác của nó sẽ có tác dụng lan tỏa khắp nơi khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu bất bình, bàn tán xôn xao, xã hội lên án, dư luận chỉ trích. Đó là một áp lực sầu muộn khó chịu mà người làm ác vô tình tự tạo ra cho chính mình.

4. Rơi vào mê ám khi mạng chung, nghĩa là trước giờ phút lâm chung, người làm ác bị các ác nghiệp đoanh vây và ám ảnh rơi vào hoảng hốt lo sợ, cảm giác rối loạn bất an, tâm thức hôn ám mê loạn, không tỉnh táo, nặng nề, không thanh thản. Đó là kết quả tối tăm mệt mỏi của tâm thức do ác nghiệp tạo ra hành hạ người làm ác trong giờ phút lâm chung.

5. Sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nghĩa là với nghiệp ác đã tích tập, tâm thức người làm ác bị chính nghiệp lực ấy lôi cuốn vào vòng xoáy của các ác nghiệp, rơi vào môi trường bất hạnh của ác nghiệp và bị giam hãm ở trong đó. Đó là hậu quả đen tối chín muồi của nghiệp ác được tích tập, quyết định sự tái sanh của người làm ác ở các cảnh giới bất hạnh khổ đau như địa ngục, bàng sanh hay ngạ quỷ.

Do thấy rõ quả báo nguy hại không thể tránh của lối sống thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người không nên làm điều ác, dù nhỏ nhiệm, không nên ưa thích điều ác, phải dừng lại việc làm ác, chớ để cho điều ác tiếp diễn. Ngài nhắc nhở:

Nếu người làm điều ác,

Chớ tiếp tục làm thêm,

Chớ ước muốn điều ác,

Chứa ác, tất chịu khổ (3).

Đức Phật khuyên mọi người nên làm thiện vì làm thiện thì được lợi ích an lạc đời này và đời sau. Ảnh minh họa.

Đức Phật khuyên mọi người nên làm thiện vì làm thiện thì được lợi ích an lạc đời này và đời sau. Ảnh minh họa.

Luật nhân quả là luật của vũ trụ, không phải của thần hay Phật

Bậc Giác ngộ cũng lưu ý mọi người nên chủ động ngăn ngừa điều ác khi chúng chưa khởi sanh, vì lẽ một khi nghiệp ác đã được làm thì giống như sữa không đông ngay mà cháy ngầm theo kẻ ngu, như lửa tro che đậy (4). Nói khác đi, Phật khuyên mọi người nên thận trọng đối với mọi điều ác, chớ xem thường chúng, nghĩ rằng chúng là nhỏ nhặt, vô hại; bởi từ những điều ác nhỏ nhặt tưởng như vô hại ấy được tích tập lâu ngày thì thành ra to lớn đưa đến tai hại khôn lường.

Kinh Pháp cú lưu ý như vầy:

Chớ chê khinh điều ác,

Cho rằng chưa đến mình,

Như nước nhỏ từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn;

Người ngu chứa đầy ác,

Do chất chứa dần dần (5).

Với trí tuệ và tâm từ bi, Đức Phật dạy mọi người nên không làm ác - thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác - để ngăn tránh phiền não khổ đau và Phật khuyên mọi người nên làm thiện - thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện - để xây dựng hạnh phúc an lạc. Có năm kết quả lợi ích an lạc chờ đợi người làm thiện, ở đời này và đời sau:

1. Không chê trách mình, tức là người làm thiện - thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện - luôn cảm thấy tự tin và thanh thản trong đời sống hàng ngày; do không tạo nghiệp lỗi lầm nên không ăn năn hối tiếc điều gì, không phiền trách gì về lối sống của mình, luôn luôn hoan hỷ với nếp sống chân chánh hiền thiện của chính mình, như kinh Pháp cú mô tả: “Nay vui đời sau vui, làm thiện hai đời vui; nó vui, nó an vui, thấy nghiệp tịnh mình làm” (6).

2. Người trí không chê trách, nghĩa là người làm thiện, không làm ác, không gây ra hậu quả đáng tiếc nào khiến người khác phải bận lòng và phiền lòng; do thực thi nếp sống chơn chánh hiền thiện, không làm điều sai trái xấu ác, người làm thiện luôn luôn là mẫu hình tin tưởng trong con mắt của mọi người, không phải là đối tượng chê trách phê phán của người có trí.

3. Tiếng lành đồn xa, nghĩa là lối sống chơn chánh hiền thiện của người làm thiện có tác dụng mang lại niềm tin yêu cho nhiều người, hân hoan cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, nhờ đó đức hạnh của người ấy càng ngày càng được nhiều người biết đến và tỏa sáng khắp nơi. Kinh Pháp cú nói như vầy: “Người lành dầu ở xa, sáng tỏ như núi tuyết; kẻ ác dù ở gần, như tên bắn đêm đen” (7).

4. Không mê loạn khi mạng chung, tức là người làm thiện sống an lạc và chết thanh thản; do cuộc sống đổ đầy các thiện nghiệp nên khi lâm chung, tâm thức người làm thiện trôi chảy nhẹ nhàng lắng dịu, như ngọn đèn sắp cạn dầu, không bị các phiền não quấy rối khuấy động, hoàn toàn thanh thản, không hôn mê rối loạn.

5. Sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này, nghĩa là người làm thiện tiếp tục được tái sanh ở các cảnh giới an lành sau khi rời bỏ thế giới này; do tích tập các thiện nghiệp, kiến tạo nghiệp lực hiền thiện, nên khi thân hoại mạng chung tâm thức người làm thiện tiếp tục hướng đến các cảnh giới hiền thiện như Thiên giới hay cõi đời này và tìm thấy hân hoan an lạc ở trong đó. Đó là hướng vận hành hết sức tự nhiên của tâm thức được nuôi dưỡng lâu ngày trong thiện pháp, trong nếp sống chơn chánh hiền thiện.

Như vậy, Đức Phật khuyên mọi người nên làm thiện vì làm thiện thì được lợi ích an lạc đời này và đời sau. Do tánh chất của thiện là an lạc, càng làm thiện thì càng được an lạc, nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người phải biết trân trọng điều thiện, chắt chiu điều thiện, tích lũy điều thiện, không nên coi thường điều thiện, xem chúng là nhỏ nhặt tầm thường; vì một khi điều thiện được tích tập lâu ngày thì thành ra to lớn mang lại lợi lạc khôn lường.

Bậc Giác ngộ dạy như vầy:

Chớ chê khinh điều thiện,

Cho rằng chưa đến mình,

Như nước nhỏ từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn;

Người trí chứa đầy thiện,

Do chất chứa dần dần” (8) .

“Nếu người làm điều thiện,

Nên tiếp tục làm thêm.

Hãy ước muốn điều thiện,

Chứa thiện, được an lạc (9).

Nhìn chung, với trí tuệ của bậc Giác ngộ, Đức Phật hiểu rõ căn tánh của con người có khả năng buông bỏ điều ác và làm các việc lành, Ngài cũng thấy rõ sự nguy hại khổ não của lối sống làm điều ác và sự lợi ích an lạc của nếp sống chuyên tâm làm điều thiện. Chính vì thế Ngài mới khuyên dạy mọi người nên làm thiện, không làm ác, nỗ lực phát huy ý nghĩa và giá trị lợi lạc của nhân sinh, thiết lập đời sống hạnh phúc an lạc lâu dài của chính mình theo phương châm: “Không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành” (10). Đó chính là hướng đi căn bản giúp cho con người tìm thấy an lạc đời này và đời sau, tuần tự đi đến hoàn thiện, đi đến giác ngộ. 

Chú thích:

1. Kinh Các sức mạnh, Tăng chi bộ.

2. Kinh Các sức mạnh, Tăng chi bộ.

3. Kinh Pháp cú, kệ số 117.

4. Kinh Pháp cú, kệ số 71.

5. Kinh Pháp cú, kệ số 121.

6. Kinh Pháp cú, kệ số 16.

7. Kinh Pháp cú, kệ số 304.

8. Kinh Pháp cú, kệ số 122.

9. Kinh Pháp cú, kệ số 118.

10. Kinh Pháp cú, kệ số 183.

Pháp Hoa 

Văn hóa Phật giáo số 339

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm