Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/09/2014, 11:57 AM

Ứng dụng Phật pháp, giảm thiểu tai nạn giao thông

Vấn đề an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối và cấp bách của các cơ quan chức năng cũng như của toàn xã hội. Các vụ tai nạn giao thông luôn để lại những hậu quả đau xót, dai dẳng trong xã hội.

Trong năm 2012 và 2013 là hai năm liên tiếp số người chết vì tai nạn gia thông giảm xuống dưới 10.000 người. Tám tháng đầu năm 2014, toàn quốc xảy ra 16.707 vụ, làm chết 6.062 người, làm bị thương 15.762 người.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông thường được xác định là do chủ quan hay bất cẩn, say xỉn của người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên còn những nguyên nhân từ trước đến nay chưa được đề cập đến, đó là yếu tố siêu hình. Đó là lí do, chỗ nào có người chết rồi, sẽ lặp đi lặp lại thường hay gọi là điểm đen.

Điều này một mặt gây nên tâm lý căng thẳng của người điều khiển giao thông khi đi qua điểm đen đó, mặt khác là yếu tố vô hình. Nếu chúng ta không tích cực hành động để xoá điểm đen đó, hóa giải tâm lý của vong linh thì tai nạn cứ lặp lại, mặc dù điều này rất khó chứng minh về mặt khoa học. Tất nhiên tại nạn giao thông có rất nhiều nguyên nhân, nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào, chúng ta cũng phải thật sự quan tâm để cho càng ngày việc lưu thông trên tất cả các loại hình, phương tiện giao thông được an toàn hơn.
 Bộ trưởng Bộ Giao thông tại buổi lễ ký kết với GHPGVN
Cũng đã có những buổi lễ cầu siêu mang tầm cỡ quốc gia như năm 2012 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, chùa Bái Đính (Ninh Bình) năm 2013 Ủy ban ATGT Quốc gia phối kết hợp với GHPGVN tổ chức Lễ Cầu siêu tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, và hàng trăm buổi lễ khác tại các đàn tràng và các ngôi chùa trên cả nước.

Ngày 17/09/2014 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) Ủy ban ATGTQG và GHPGVN tổ chức Lễ ký chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động “Tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, mong rằng sự hưởng ứng công đức trì niệm của hàng ngàn tăng, ni, phật tử sẽ áp dụng Phật pháp để cùng với các giải pháp về xây dựng, quy hoạch hạ tầng, chất lượng phương tiện lưu thông; thực thi luật pháp và chấp hành nghiêm minh luật pháp được thực hiện đồng bộ sẽ có tác dụng xoay chuyển làm giảm thiểu tai nạn giao thông.

Không phải tự nhiên mà trong luật giao thông nghiêm cấm uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bởi các chất gây kích thích sẽ làm người tài xế mất dần khả năng phản ứng khi tình huống xảy ra, gây buồn ngủ, không tập trung được khi lái xe. Điều này, trong các giới cấm của ngũ giới - đạo Phật đã phân tích rất rõ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, xong tự mỗi chúng ta cần nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành luật giao thông, không dùng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở quá số người quy định. Muốn được như vậy, chúng ta phải có sự tu tập, siêng lễ Phật, sám hối, tập ý thức chánh niệm - tự giác chấp hành luật an toàn giao thông, vì một cái biến động nơi sức khỏe con người mình mà ảnh hưởng tới biết bao nhiêu người khác, đừng bao giờ ăn chơi trác táng sa đọa.

Sự an toàn giao thông có thể giải quyết theo tinh thần đức Phật đã dạy qua rất nhiều bài Pháp trong Kinh điển, sẽ giúp tâm mỗi người bình tĩnh, sáng suốt, sẽ có cách hành sử đúng đăn, điều khiển hành vi, mọi việc làm có ích cho mình và cho mọi người trong từng phút giây của cuộc sống.

Hơn ai hết, tăng ni phật tử là những áp dụng lời Phật dạy, đi đầu tham gia bảo đảm, trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện kỷ cương trật tự giao thông, hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

An Hoàng

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm