Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ứng xử của quý Tăng ni trong cơn bão mạng xã hội

Trong một phát biểu tại Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, đại ý rằng mạng xã hội không hề ảo như ý kiến trước đây, những ảnh hưởng và tác động đến đời sống của nó là rất thật.

>CẬP NHẬT NHỮNG TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ PHẬT GIÁO

Hiện nay có rất nhiều ý kiến bạn đọc phản ánh cho rằng hiện nay trên mạng xã hội có nhiều thông tin liên quan tới hình ảnh của người tu sĩ, có nhiều hành vi không phù hợp với người tu, được đăng tải và chia sẻ với tốc độ chóng mặt, đi theo đó là những chỉ trích rất ác ý với Phật giáo, gây nhiều bức xúc, mong Giáo hội quan tâm, xác định thực hư để định hướng dư luận.

TT.Thích Minh Nhẫn - UV HĐTS, Phó ban Thông tin - Truyền thông (TT-TT) T.Ư, Tổ Trưởng Tổ Thông tin - Tuyên truyền thuộc Văn phòng II TƯGH

TT.Thích Minh Nhẫn - UV HĐTS, Phó ban Thông tin - Truyền thông (TT-TT) T.Ư, Tổ Trưởng Tổ Thông tin - Tuyên truyền thuộc Văn phòng II TƯGH

Trao đổi về vấn đề này, TT.Thích Minh Nhẫn (ảnh), UV HĐTS, Phó ban Thông tin - Truyền thông (TT-TT) T.Ư, Tổ Trưởng Tổ Thông tin - Tuyên truyền thuộc Văn phòng II TƯGH, cho biết:

“Trước hết phải nhìn nhận rằng, sức ảnh hưởng của mạng xã hội là vô cùng lớn, dù cho nó thuộc phạm trù nào, văn hóa, xã hội, hay ngay cả chính trị… và tất nhiên, tôn giáo cũng không nằm ngoài sự tác động này. Cơ bản, xét cho đến nay, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, có thể nói là khó, thậm chí không thể bị giới hạn bởi bất cứ điều gì. Ở đó, người ta bày tỏ quan điểm mang tính cá nhân, thể hiện hay phơi bày những mặt xấu tốt của mình và người, một cách vô cùng tự do và bất cần hậu quả sẽ như thế nào”.

Tất nhiên không phải thông tin nào được đưa lên mạng xã hội cũng là xấu, song, cần nhìn nhận thực tế rằng thông tin tiêu cực thu hút hơn rất nhiều những thông tin tích cực. Điều này cũng đã được minh chứng trên phương tiện đại chúng, thông qua nhiều nghiên cứu, khảo sát. Có thể lấy các thông tin tiêu cực liên quan đến hình ảnh người tu sĩ Phật giáo bị lan truyền trên các trang mạng xã hội gần đây, là một ví dụ điển hình cho mức độ tác động của mạng xã hội đến đời sống thực. Do vậy, quý Tăng Ni trong thời đại 4.0, hơn ai hết cần ý thức được điều đó, để có những sự cân nhắc, cẩn trọng hơn không chỉ trong việc sử dụng công nghệ số, các trang mạng xã hội, mà còn ngay trong hành vi ứng xử và cung cách hàng ngày của mình.

Thưa Thượng tọa, ai là người có trách nhiệm lên tiếng trước những vấn đề đang diễn ra trên mạng xã hội, liên quan trực tiếp đến Phật giáo - đặc biệt là các thông tin ảnh hưởng không tốt liên quan tới phẩm hạnh của Tăng Ni luôn có lượng xem, đọc, chia sẻ rất lớn?

Nếu để nói về trách nhiệm, thì mỗi thành viên thuộc Tổ Truyền thông - Tuyên truyền đều có trách nhiệm trước mỗi thông tin diễn ra trên mạng xã hội có sự liên quan trực tiếp đến Phật giáo, đặc biệt là phẩm hạnh Tăng Ni. Xét trên cương vị của tôi, Phó ban TT-TT T.Ư GHPGVN, Tổ trưởng Tổ Thông tin - Tuyên truyền Văn phòng II TƯGH, tôi càng có trách nhiệm chuyên trách trong tiếp nhận, xử lý và đề xuất hướng giải quyết trước những thông tin phản ánh đời sống Tăng Ni thuộc sự quản lý của GH. Nhiều phản ánh về tòa soạn Báo Giác Ngộ cho biết hiện trên mạng xã hội có nhiều clip, hình ảnh liên quan tới người tu được cho là có hành vi, biểu hiện không phù hợp với giới luật, gây nhiều bức xúc cho tín đồ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Phật giáo, sự tôn nghiêm của Tăng đoàn.

Quý Tăng Ni trong thời đại 4.0, hơn ai hết cần ý thức được điều đó, để có những sự cân nhắc, cẩn trọng hơn không chỉ trong việc sử dụng công nghệ số, các trang mạng xã hội, mà còn ngay trong hành vi ứng xử và cung cách hàng ngày của mình. Ảnh minh họa

Quý Tăng Ni trong thời đại 4.0, hơn ai hết cần ý thức được điều đó, để có những sự cân nhắc, cẩn trọng hơn không chỉ trong việc sử dụng công nghệ số, các trang mạng xã hội, mà còn ngay trong hành vi ứng xử và cung cách hàng ngày của mình. Ảnh minh họa

Những clip, hình ảnh này được lan truyền một cách chóng mặt, song lại không được Giáo hội quan tâm xác định và xử lý, gây hoang mang và mất tín tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ (như việc một người trong hình thức người xuất gia có lời nói khiếm nhã trên đường và trong tiệm cắt tóc, lan truyền gần đây…). Không biết các ngành chức năng của Giáo hội đã có ý kiến gì chưa và nếu có, thì đã có biện pháp xử lý ra sao? Là người đứng đầu Tổ Thông tin - Tuyên truyền của Văn phòng II TƯGH, Thượng tọa có quan niệm và hướng xử lý như thế nào?

Như đã đề cập, trong bối cảnh thông tin xuất hiện trên mạng xã hội liên quan đến hình ảnh tu sĩ Phật giáo thuộc sự quản lý của Giáo hội, chúng tôi luôn nắm bắt, tiếp nhận một cách nhanh chóng. Tiến hành xác minh độ chính xác của thông tin ngay sau đó, là điều không thể thiếu. Có thể nói, cho đến nay, có khoảng 2/3 trong số 19 sự việc liên quan đến Tăng, Ni Phật giáo được lan truyền gần đây nhất, đã được Tổ Thông tin - Tuyên truyền điều tra làm rõ và đề xuất hướng giải quyết đến chư tôn đức lãnh đạo.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp, sau khi được xác minh là các clip giả mạo nhằm mục đích cố tình hủy báng phẩm hạnh Tăng Ni, hay làm chia rẽ, gây hoang mang dư luận đối với Phật giáo, chúng tôi đều có tiến hành trả lời trên mạng xã hội, xác thực và đính chính độ tin cậy của thông tin bằng các biện pháp thích hợp.

Có nhiều trường hợp, thông tin cũ liên quan tới hình ảnh xấu của người tu sĩ nhưng thỉnh thoảng lại được “làm mới” bằng cách này hay cách khác trên mạng xã hội, theo Thượng tọa, có cách gì để xử lý dứt điểm những vụ việc như vậy?

Thật sự không hề đơn giản để có thể giải quyết triệt để những thực trạng này. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, việc các thông tin diễn ra trên mạng xã hội là khó, thậm chí không thể kiểm soát được. Đối với các thành phần cố tình chống phá Phật giáo, thì dù thông tin có phải sự thật hay không, không phải là điều họ bận tâm. Đối với các Phật tử thuần thành, tôi tin chắc, trước sự minh bạch của chư tôn đức trong đường hướng giải quyết sắp tới, cũng như những dẫn chứng đáng tin cậy sau khi thông tin được xác thực, sẽ vững tâm với tôn giáo mình.

Hiện nay, Văn phòng II TƯGH đang nỗ lực trong việc tuyên truyền, đưa vào giảng dạy, hướng dẫn phương pháp sử dụng, cũng như giáo dục cho Tăng Ni tác hại và lợi ích của các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ảnh minh họa

Hiện nay, Văn phòng II TƯGH đang nỗ lực trong việc tuyên truyền, đưa vào giảng dạy, hướng dẫn phương pháp sử dụng, cũng như giáo dục cho Tăng Ni tác hại và lợi ích của các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ảnh minh họa

Người ta ví việc theo đuổi thông tin trên mạng xã hội, nếu không có biện pháp căn cơ, thì như cuộc rượt đuổi trong bóng đêm, bởi mỗi ngày có hàng triệu thông tin mới, vậy để hạn chế những thông tin xấu liên quan tới Phật giáo, theo Thượng tọa, nên làm gì?

Thực tế, cho đến nay, không thể chối bỏ việc chúng ta hàng ngày vẫn phải đuổi theo những thông tin trên mạng xã hội. Song, nói như vậy không phải là không có hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, Văn phòng II TƯGH đang nỗ lực trong việc tuyên truyền, đưa vào giảng dạy, hướng dẫn phương pháp sử dụng, cũng như giáo dục cho Tăng Ni tác hại và lợi ích của các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thông qua sự nối kết với các Ban TT-TT tại nhiều tỉnh thành, cho đến nay, chúng tôi đã cùng kết hợp, lồng ghép vào giảng dạy tại phần lớn các tỉnh thành.

Theo tôi, chỉ khi chính mình ý thức được cái lợi, cái hại của những diễn biến, công cụ, phương tiện xung quanh, chúng ta mới biết cách tự bảo vệ mình, tự rèn giũa mình, đặc biệt là tư cách người tu sĩ Phật giáo, để không lạm dụng cũng như bị lạm dụng trước sự phổ biến của công nghệ hiện đại.

Xin cảm ơn Thượng tọa.

Giao Hảo (Giác Ngộ online)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Môn đô pháp quyến tổ chức lễ húy nhật Hòa thượng Thích Tâm Hoàn

Tin tức 16:42 19/04/2024

Tại chùa Long Khánh (TP.Quy Nhơn, Bình Định), môn đồ pháp quyến Hòa thượng Thích Tâm Hoàn đã thành kính tổ chức lễ húy nhật lần thứ 43 của ngài, sáng 14/4 (6/3/Giáp Thìn), trong không khí trang nghiêm.

Thượng tọa Thích Phước Hạnh được truy phong giáo phẩm Hòa thượng

Tin tức 09:40 19/04/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã trao giáo chỉ truy phong giáo phẩm Hòa thượng đến môn đồ pháp quyến của Thượng tọa Thích Phước Hạnh.

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Tin tức 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

Chùa Thiền Giác trao 300 phần quà, khám bệnh phát thuốc cho bà con

Tin tức 13:01 17/04/2024

Sáng ngày 17/4/2024, tại điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (Tp.Thủ Đức - TP.HCM) đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc và trao 300 phần quà cho người cao tuổi diện chính sách và bà con dân tộc Khmer nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây và kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Xem thêm