Thứ sáu, 30/09/2022, 08:15 AM

Ước nguyện phải là hạnh nguyện mới mong thành tựu

Mới hay, ước nguyện mà không gia trì bằng hạnh nguyện thì chỉ là mơ ước suông, là vọng tưởng. Mọi công đức, phước báo phát sinh trên đường tu đều nhờ công năng tu tập Giới - Định - Tuệ một cách tinh chuyên.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo sống cô độc tại một nơi xa vắng, ẩn dật ở chỗ yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý nghĩ: ‘Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe để được giới Cụ túc mà không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh’. Sau khi suy nghĩ như vậy rồi, vị Tỳ-kheo ấy liền từ chỗ thiền tọa đứng dậy, đi đến chỗ Đức Phật. Đức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ-kheo ấy từ xa đi đến, nhân nơi Tỳ-kheo ấy, Ngài bảo các vị Tỳ-kheo:

- Các ngươi hãy ước nguyện rằng: ‘Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe’. Vậy hãy thành tựu giới Cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

- Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Ta có thân tộc. Mong sao kia nhờ ta mà khi thân hoại mạng chung chắc chắn họ được lên chỗ lành, sanh vào cõi trời’. Vậy hãy thành tựu được giới Cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

- Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Các thí chủ cung cấp cho ta y phục, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, đủ mọi thứ để nuôi thân. Mong cho kia nhờ sự bố thí này mà có nhiều công đức, có đại quang minh, được nhiều phước báo’. Vậy hãy thành tựu được giới Cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

Giới định tuệ, nền tảng của an lạc và giải thoát

166221636_1445358005815008_2026369061324942015_n

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Nhân, kinh Nguyện, số 105 [trích])

Người tu vốn không mong cầu nhiều, luôn thực hành muốn ít và biết đủ nhưng cần phải có ước nguyện tu tiến và nhất là hoài bão độ sinh. Ước nguyện của người tu dĩ nhiên là chính đáng: Mong cho con giữ gìn giới được trọn vẹn, giới pháp đã thọ không bị khiếm khuyết, sứt mẻ hay vỡ vụn. Mong cho con tinh tấn thiền định, tâm vượt qua những chướng ngại của triền cái để sớm thành tựu chánh định. Mong cho con thành tựu các pháp thiền quán, phát huy tuệ giác để luôn thấy rõ sự thật khổ, vô thường, vô ngã của các pháp. Mong cho con có một trú xứ thuận lợi cho việc tu tập cũng như hoằng hóa độ sinh.

Tất cả những ước nguyện, các phước báu trong đời tu đều nhờ vào hạnh nguyện tu tập Giới - Định - Tuệ mà thành tựu. Trong pháp thoại, những ước nguyện như mong sao: ‘Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe’, mong sao ‘Ta có thân tộc. Mong sao kia nhờ ta mà khi thân hoại mạng chung chắc chắn họ được lên chỗ lành, sanh vào cõi trời’, mong sao ‘Các thí chủ cung cấp cho ta y phục, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, đủ mọi thứ để nuôi thân. Mong cho kia nhờ sự bố thí này mà có nhiều công đức, có đại quang minh, được nhiều phước báo’… đều rất chính đáng. Ước nguyện xong, Thế Tôn liền chỉ bày giải pháp, đó là ‘Vậy hãy thành tựu được giới Cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh’.

Khi Thế Tôn còn tại thế, các đệ tử có ước nguyện, Ngài không hề dùng thần thông để đáp ứng mà chỉ cho giải pháp thực hành Giới - Định - Tuệ. Hai mươi sáu thế kỷ sau, vẫn còn người cầu xin Đức Phật nhiều điều, chắc chắn Ngài cũng chứng minh và gia hộ bằng cách chỉ dạy thực hành Giới - Định - Tuệ. Bởi lẽ, thực hành Giới - Định - Tuệ thì phước báo và công đức từng bước tăng lên, tam học càng đầy đủ thì phước đức càng sung mãn.

Mới hay, ước nguyện mà không gia trì bằng hạnh nguyện thì chỉ là mơ ước suông, là vọng tưởng. Mọi công đức, phước báo phát sinh trên đường tu đều nhờ công năng tu tập Giới - Định - Tuệ một cách tinh chuyên. Ngay cả khi vô tâm, không mong ước gì, nếu tinh cần tu tập Giới - Định - Tuệ thì mọi việc đều thuận duyên hơn, phước và trí luôn sung mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm