Vai trò của Thiền Sư Vạn Hạnh trong sự nghiệp lập nước và giữ nước (I)
Trong ba Thiền Sư tham gia trực tiếp vào triều chính là Thiền Sư Khuông Việt, Thiền Sư Pháp Thuận và Thiền Sư Vạn Hạnh thì hình ảnh nổi trội nhất là Thiền Sư Vạn Hạnh – một con người gắn liền với sự khai lập “Triều đại nhà Lý".
Thiền Sư Vạn Hạnh sinh ra lớn lên và hành đạo giữa thời loạn lạc, Ngài chứng kiến quê hương liên tiếp chịu nhiều tang thương vì triều đình phân hóa, giặc ngoài lăm le. Ngài cảm thông với dân chúng luôn phải chịu nhiều đau đớn, tủi nhục vì những thế lực bạo hành, nỗi khổ của dân chúng quê hương. Vì sự an nguy của đất nước Thiền Sư Vạn Hạnh đã buộc phải phế hạ nhà Lê mà mình đang phò để lập lên nhà Lý. Vai trò này của Thiền Sư Vạn Hạnh về sau được Vua Lý Nhân Tông ghi nhận trong bài tán:
"Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ"
Dịch:
Vạn Hạnh dung ba cõi
Thật ứng lời sấm xưa
Danh thơm lừng Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh đô.
Tư tưởng chỉ đạo chi phối mọi hành xử và thái độ sống của Thiền Sư Vạn Hạnh hẳn là tư tưởng: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” – phụng đời ấy chính là giúp đạo. Chính bởi tuân thủ quan điểm sống rất đạo Phật này, Thiền Sư Vạn Hạnh đầy thao lược đã sẵn sàng dấn thân vào cuộc cách mạng “thay ngựa giữa dòng”, phế nhà Lê lập nhà Lý.
“Thiền của Vạn Hạnh là Thiền của hoạt động thực tế phụng sự dân tộc”. Với tinh thần Thiền này, Ngài đã sống và hành động vì lợi ích của đất nước và quê hương thân yêu của Ngài. Ngài đã đào tạo nên một Lý Công Uẩn tài hoa thao lược và đầy đủ đức độ, yêu dân mà tác giả Đại Việt Sử Ký mô tả: "Thuở nhỏ thông minh sáng trí, tinh khí khôi hoạt rộng rãi, đến học chùa Lục Tổ, thầy Vạn Hạnh cho là khác thường, nói đây là người phi thường, sau khi cường tráng rất có thể giúp đời yên dân làm chủ thiên hạ".
Tư tưởng của Thiền Sư Vạn Hạnh là chiến lược, trong việc kiến lập triều đại nhà Lý
Về tư tưởng Phật học: Thiền Sư Vạn Hạnh thuộc thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên vọng về Mật Giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận. Chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ mà ít chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Đây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần cúng nghèo khổ. Cũng chính từ tư tưởng Phật học mà Thiền Sư đã đem đạo vào đời với tinh thần Bồ Tát đạo.
Tư tưởng yêu nước: Thiền Sư Vạn Hạnh không những là một vị lãnh đạo đời sống tâm linh mà còn là một người lãnh đạo hành động. Kiến thức của Ngài rất rộng: những hiểu biết của Ngài về Nho học cũng được Ngài đem ra sử dụng trong phạm vi hành động, và sử dụng trong tinh thần tự do phá chấp của đạo Phật. Thái độ của Ngài đượm nhuần tinh thần tự do phá chấp ấy. Triết học hành động của Ngài tóm lược trong câu nói của Ngài với môn đệ trước khi qua đời: “Các vị nên nương tựa vào đâu? Tôi thì không nương tựa vào nơi có thể không nương tựa và cũng không nương tựa vào chỗ không thể nương tựa”.
Câu này thật thấm nhuần tinh thần Bát Nhã và cho ta thấy đâu là bí quyết thành công của Ngài. Chính vì tinh thần phá chấp mà Ngài đã thể hiện tinh thần yêu nước. Cho nên khi đất nước lâm nguy, người con của nước Đại Cồ Việt không thể khoanh tay đứng nhìn huống chi là người xuất gia với ơn đất nước là một ơn nặng trong tứ trọng ân, không lẽ ngồi nhìn xã tắc nguy nan mà an phận thủ thường được sao? Vì vậy tinh thần yêu nước thể hiện tinh thần yêu đạo, yêu đạo có nghĩa là yêu nước, nước còn là đạo còn và ngược lại đạo còn là nước còn. Tinh thần dấn thân vào cuộc đời đó là hạnh nguyện của Bồ Tát, đạo không lìa đời, vui với niềm vui của chúng sinh, lo với nỗi lo của nước nhà.
Vai trò lãnh đạo của Thiền Sư Vạn Hạnh, tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức sấm vĩ trong việc phế nhà Lê lập nhà Lý:
Trong cuộc vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, Thiền Sư Vạn Hạnh đã vận động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thiền Uyển Tập Anh chép: “Những loại sấm truyền và tiên tri Vạn Hạnh dùng có rất nhiều thứ“. Có lần sét đánh lên cây gạo do Thiền Sư La Quý An trồng ngày xưa, in thành chữ.
Thiền Sư Vạn Hạnh là người chứng đạo nên hiểu rõ được quy luật lịch sử và quy luật khách quan theo luật vô thường, lẽ thịnh suy ở đời, biết trước vận mệnh của đất nước nên giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và hộ quốc, đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu làm cho nhân dân an cư lạc nghiệp. Ngài là người hiểu rõ tâm lý quần chúng nên đã dùng sức mạnh của quần chúng. Lúc bấy giờ đa phần quần chúng đều là Phật tử, có tinh thần yêu nước nồng nàn và định hướng được thời đại.
Theo quy luật lịch sử vương triều này suy thì là lúc xuất hiện một triều đại mới huy hoàng hơn. Ngài hiểu được lòng dân khát khao muốn có một vị Vua anh tài lên giúp nước và biết được Lý Công Uẩn thấm nhuần tinh thần giáo lý của Phật giáo, quần chúng nhân dân cũng tôn sùng đạo Phật cho nên việc giúp Lý Công Uẩn lên ngôi là một việc quan trọng đối với nhu cầu của lịch sử. Ngài là người có đủ yếu tố sáng lập ra các tổ chức chính trị xã hội, góp phần trong việc trị quốc an dân dưới triều Lý Thái Tổ.
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm