Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/09/2019, 12:40 PM

Thiền sư Pháp Thuận: Một tăng sĩ tiêu biểu thời Tiền Lê

Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Đinh, Tiền Lê. Tên tuổi, hành trạng của Ngài không những được các bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam nhắc đến mà còn có vị trí quan trọng trong các bộ hợp tuyển lịch sử văn học ở nước ta.

 >>Tăng sĩ

Khi nghe tin Kiều Công Tiễn bị giết, Vua Nam Hán đã vội vàng  phong con trai làm Đại nguyên soái thống lĩnh quân đội rồi sai đến nước ta đánh dẹp cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Ngô Quyền, quân và nhân dân Việt đã đánh quân Nam Hán một trận tả tơi trên sông Bạch Đằng lịch sử, mở đầu một thời kỳ oanh liệt của dân tộc ta, quyền làm chủ đất nước mà biết bao đời mơ ước đã thành hiện thực. Trong suốt cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, và tái dựng đất nước lần này các Thiền sư đã luôn sát cánh kề vai cùng nhân dân đứng lên đòi quyền sống, và cùng nhà Vua thiết lập một nền triều chính độc lập thịnh trị sau gần một nghìn năm lệ thuộc. Thực tế biểu hiện sự gắn bó, đồng hành giữa đạo Phật và dân tộc như đã đề cập có là hình ảnh lịch sử Thiền sư Pháp Thuận.

Thiền Sư Pháp Thuận thuộc dòng họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, Ngài xuất gia từ thuở nhỏ, thọ giáo với Long Thọ Phù Trì Thiền Sư.

Thiền Sư Pháp Thuận thuộc dòng họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, Ngài xuất gia từ thuở nhỏ, thọ giáo với Long Thọ Phù Trì Thiền Sư.

Bài liên quan

Thiền sư Pháp Thuận thuộc dòng họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, Ngài xuất gia từ thuở nhỏ, thọ giáo với Long Thọ Phù Trì Thiền sư. Khi nhà Tiền Lê mới thành nghiệp, Ngài thường được vua Lê Đại Hành vời vào triều để tham khảo về các đường hướng triều chính và ngoại giao. Vua Lê Đại Hành thường cung kính gọi Ngài là Đỗ Pháp sư chứ không dám gọi thẳng tên của Ngài. Năm Thiên Phúc thứ bảy (987), nhà Tống sai Lý Giác làm sứ giả sang nước ta, Vua sắc chỉ Ngài cải trang làm phu chèo đò cho sứ giả. Tình tiết câu chuyện về cuộc đón tiếp sứ giả này của Ngài khá thú vị. Câu chuyện kể rằng trong khi đang trên thuyền qua sông tình cờ thấy hai con ngỗng bơi trên mặt nước Lý Giác ngẫu hứng liền ngâm:

“Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha”

Nghĩa là

"Song song ngỗng một đôi

Ngửa cổ ngó ven trời"

Thiền sư Pháp Thuận bấy giờ trong vai một phu chèo đò đang cầm chèo nghe vậy liền đọc tiếp:

“Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba”

Nghĩa là

"Lông trắng phơi dòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi"

Bài liên quan

Như vậy Thiền sư Pháp Thuận có một vị thế quan trọng trong lịch sử văn học cũng như tư tưởng của dân tộc và của Phật giáo. Ngài đã đóng góp nhiều mặt khác nhau cho đất nước dù thời gian hoạt động giúp Vua Lê Đại Hành chỉ khoảng  mười năm.

Vua Lê Đại Hành mất vào tháng 3 năm Ất Tỵ (1005), quyền làm chủ lại rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn. Anh em họ Lê giết nhau  để tranh giành quyền lực. Người cuối cùng lên ngôi là Lê Long Đĩnh lại thi hành một số chính sách đi ngược lại so với ý chí bảo vệ độc lập, một ông Vua bạo ngược ăn chơi sa đọa, không đúng với mẫu người lãnh đạo lý tưởng mà Thiền sư Pháp Thuận đề ra cho Vua Lê Đại Hành. Đây là yếu tố không thể chữa được, nó đe dọa đến  sự tồn tại của đất nước chứ không phải của một dòng họ, và đây chính là sự dạn nứt đưa đến việc mất nước. Do đó tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Thiền sư Vạn Hạnh đã có bài Sấm để vận động nhân dân thay ngôi đổi chủ cho đất nước:

“Tật lê trầm Bắc thủy

Lý tử thụ Nam phương

Tứ phương can qua tĩnh

Bát biểu hạ bình an”.

Dịch:

Tật Lê chìm biển Bắc

Cây Lý mọc trời Nam

Bốn phương binh đao lặng

Tám hướng được bình an.

Ý nói: họ Lê bị chìm ở biển Bắc, họ Lý ở trời Nam lên ngôi. Chính lịch sử này đã xuất hiện Thiền sư Vạn Hạnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn

Tăng sĩ 23:58 20/09/2024

Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Xem thêm