Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 16:47 PM

Vai trò của Thiền Sư Vạn Hạnh trong sự nghiệp lập nước và giữ nước (II)

Thấm nhuần những lời dạy của Đức Phật nên Thiền Sư Vạn Hạnh đã đã đem đạo lý vào đời và đặc biệt Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa chiền cho đến bây giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc như chùa Một Cột.

 >>Tăng sĩ

Dùng chánh pháp cai trị đất nước

Thiền Sư Vạn Hạnh cố vấn nhà Lý ổn định lòng dân, Ngài được phong làm Quốc Sư, Ngài đã cố vấn nhà Vua dùng chính sách an dân thúc đẩy lao động sản xuất, an ninh lương thực:

“Công việc đầu tiên của Lý Công Uẩn là xóa hết nợ thuế cũ cho những người mồ côi góa bụa, già yếu hoặc tàn tật. Đồng thời miễn thuế cho nhân dân cả nước trong ba năm liền. Đây là việc làm nhân đạo và táo bạo, thể hiện niềm tin mãnh liệt của vị Vua đầu triều Lý”.

Thấm nhuần những lời dạy của Đức Phật nên Thiền Sư Vạn Hạnh đã đã đem đạo lý vào đời và đặc biệt Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa chiền cho đến bây giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc như chùa Một Cột và nhiều ngôi chùa

Thấm nhuần những lời dạy của Đức Phật nên Thiền Sư Vạn Hạnh đã đã đem đạo lý vào đời và đặc biệt Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa chiền cho đến bây giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc như chùa Một Cột và nhiều ngôi chùa

Bài liên quan

Những chính sách đầy đạo đức này mang đậm nét Phật giáo mà vai trò then chốt là Thiền Sư Vạn Hạnh. Việc đầu tiên Lý Công Uẩn cho xây dựng chùa chiền khắp nơi, tạo điều kiện cho Tăng, Ni tu học, dĩ nhiên cũng gặp không ít trở ngại vì đất nước còn gặp nhiều khó khăn:

“Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018) Vua sai quan là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Trung Quốc  thỉnh Tam Tạng Kinh mang về để vào kho Đại Hưng.

Thiền Sư Vạn Hạnh là một nhân vật vô cùng quan trọng trong việc kiến lập và xây dựng vương triều nhà Lý. Có thể nói Ngài là linh hồn của thời đại, là một bậc chân tu giác ngộ, Ngài đã thành tựu trong pháp môn tư duy tu tập Tam Ma Địa và ngài đã đắc đạo trong pháp môn chính định này. Bằng chứng là Ngài có thể hiểu biết được quá khứ, vị lai, đã ra sấm ngữ báo trước những điều sắp xảy ra. Đặc biệt Ngài là vị Sư am tường Phật giáo, lãnh hội được lời Phật dạy, xem phú quý công danh như bèo nổi,  mây trôi, thân người vô thường, không bền chắc được  thể hiện trong tinh thần bài kệ trước khi Ngài thị tịch:

” Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vân thịnh suy vô phố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.

Ngài là người khai sáng triều đại nhà Lý, cả một đời tu nhân đắc đạo, Thiền Sư Vạn Hạnh thực sự là “Kiến trúc sư” cho Lý Công Uẩn trong cả cuộc sống và sự nghiệp vinh quang. Khi Lý Công  Uẩn đã lên ngôi Vua, Thiền Sư vẫn khuyên răn với lời lẽ thật cảm động: “Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là sự may mắn muôn năm mới gặp một lần”. Thiền Sư triển khai tinh thần mang đạo vào đời, tuy Thiền Sư là người tu hành nhưng vẫn giúp nhà Vua tư vấn chính sự. Nhưng không màng công danh, không hưởng bất cứ quyền lợi nào, đây là tinh thần mang đạo vào đời nhưng không bị đời làm ô nhiễm.

Nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần yêu nước thương dân của vị Vua Lý Thái Tổ và tinh thần “Vô ngã vị tha” của Thiền Sư Vạn Hạnh đã thực sự đem lại bình an cho dân tộc.

Nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần yêu nước thương dân của vị Vua Lý Thái Tổ và tinh thần “Vô ngã vị tha” của Thiền Sư Vạn Hạnh đã thực sự đem lại bình an cho dân tộc.

Bài liên quan

Tư tưởng Thiền Sư Vạn Hạnh là tư tưởng đặc thù của Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Vị Vua thứ ba triều Lý đã tặng cho Thiền Sư danh hiệu “Chống gậy tích trấn giữ kinh đô” đã nói rõ điều này. Ghi tạc công đức của Sư Tổ Vạn Hạnh, nhân dân Bắc Ninh và các tín đồ Phật tử đã tạc tượng Thiền Sư bằng đá đặt trên đỉnh núi cao. Vầng trán cao, sống mũi thẳng, nét môi kiên nghị cả khối tượng Thiền Sư Vạn Hạnh toát lên vẻ khoan hòa mà vẫn uy nghi thông thái. Trong những tháng năn biến loạn đầu thế kỷ thứ X, Thiền Sư Vạn Hạnh ngồi một mình bên dòng Tiêu Tương, đã kiên tâm gác nỗi đau riêng để lo nỗi đau chung cho muôn dân được bình yên, no ấm theo đúng giáo lý của đạo Phật – “Phật tại tâm”. Thiền Sư  mất mà lòng vẫn chưa nguôi, luôn canh cánh việc dân việc nước.

Với vai trò giúp cho Vua Lý Thái Tổ khai sáng một triều đại mới, Thiền Sư Vạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm người công dân đối với đất nước, một người con Phật đối với đạo pháp. Chính Ngài là công dân đất Việt đã thấm nhuần đạo pháp để rồi đảm nhận một trách nhiệm của dân tộc là giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và đảm nhận sứ mạng của Như Lai là đem Phật giáo vào đời. Nhờ vậy dưới triều đại nhà Lý vững chắc và thịnh vượng ngự trị hơn 200 năm nhờ thực thi tinh thần Phật giáo Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần yêu nước thương dân của vị Vua Lý Thái Tổ và tinh thần “Vô ngã vị tha” của Thiền Sư Vạn Hạnh đã thực sự đem lại bình an cho dân tộc. Đối với người con Phật dù trong hoàn cảnh nào, trong thời đại nào cũng luôn luôn đem đến niềm vui cho quần sinh. Với tinh thần Bồ Tát đạo Thiền Sư Vạn Hạnh đã không màng đến lẽ thịnh suy của cuộc đời chỉ một lòng phụng sự đem lại lợi ích cho đời  đúng như câu “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật” vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Xem thêm