Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/01/2022, 09:48 AM

Vãn cảnh chùa và tu viện ở Sài Gòn

Sau đại dịch Covid-19, nhiều người lại muốn đến những nơi tâm linh yên tĩnh để tìm sự bình an. Một trong số đó là chùa Già Lam - một không gian thiền ở Gò Vấp.

Chùa Già Lam có kiến trúc bằng gỗ giữa không gian xanh mát.

Chùa Già Lam có kiến trúc bằng gỗ giữa không gian xanh mát.

Nằm ở cuối con hẻm 498/11 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, chùa Già Lam có tên chính thức là Tu Viện Quảng Hương Già Lam. Chùa được thành lập năm 1960, thuộc hệ phái Bắc tông.

Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải Hạnh Già Lam. Già Lam vốn là từ tiếng Phạn nói đủ là Tăng Già Lam Ma, có nghĩa là khu vườn chư Tăng ở, hay tu viện dành cho người tu tập. Năm 1964, chùa được đổi tên là Quảng Hương Già Lam. Quảng Hương là tên một học tăng đã tự thiêu ở Sài Gòn vào năm 1963.

Năm 2015, chùa được trùng tu toàn bộ, với tòa nhà chính nằm giữa khu đất rộng nhiều cây và hoa, được làm bằng gỗ cẩm lai có một tầng. Chánh điện với tượng Phật ở tầng 1, tầng trệt để tiếp khách và là nơi sinh hoạt của các hòa thượng và chư tăng.

Ao súng góc sân bên trái chùa Già Lam - nơi có thể ngồi thiền xem hoa nở và nghe tụng kinh.

Ao súng góc sân bên trái chùa Già Lam - nơi có thể ngồi thiền xem hoa nở và nghe tụng kinh.

Kiến trúc ngôi chùa bằng gỗ có những hoa văn chạm khắc tinh xảo ở các khung cửa trông thật dễ chịu. Tuy nhiên, các căn nhà phụ xung quanh chánh điện - gọi là tăng xá, nơi ở của các hòa thượng và người mới tu tập - có kiến trúc không đồng nhất và không hài hòa với ngôi chùa.

Điều thích nhất ở ngôi chùa này là không gian tràn ngập màu xanh, có một cái ao đầy hoa súng mát mẻ và không gian tĩnh lặng chỉ vang tiếng tụng kinh hoặc tiếng chim hót. Chung quanh chánh điện có rất nhiều ghế đá và ghế gỗ để Phật tử và du khách nghỉ chân. Bên hông ngôi chùa có phòng châm cứu chữa trị miễn phí với đội ngũ y bác sĩ có bằng cấp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm