Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/04/2014, 10:44 AM

Vạn Đức lưu phương - Vạn Đức truyền thừa

Con cầu nguyện Ngài vãng sanh Tịnh Độ/Hoa khai kiến Phật, tỏ ngộ vô sinh/Thuyền Bát Nhã Ngài trở vào biển khổ/Vớt trầm luân, phổ độ khắp hàm linh.

Thành kính đảnh lễ Giác linh cố Đại lão Hòa thượng Thích thượng Trí hạ Tịnh!

Hỡi ôi!

Vạn Đức trang Kinh còn bỏ dở
Thủ Đức mây đen nặng lững lờ
Người rời cõi mộng về bảo sở
Tứ chúng bàng hoàng – khóc bơ vơ…
                                                                                                        
Nhớ Linh Xưa:

Làng An Hưng – Tàu Thượng
Sa Đéc, huyện Châu Thành
Nhà nhơn từ, thịnh vượng
Ngài ứng hiện thọ sanh. 
 
Mười lăm tuổi học chữ Nho – Hán Cổ
Rồi chuyên sâu học thuốc độ quần sanh
Lên núi Cấm, Chùa Vạn Linh gặp Tổ
Xin xuất gia, dốc chí quyết tu hành.
 
Ngài tham học với chư Sơn trong tỉnh
Nghiên cứu sâu Phật Pháp, Từ Bi Âm
Rồi khăn gói ra miền Trung, Bình Định
Tìm Minh Sư, trú học Chùa Liên Tôn.
 
Ra đến Huế, Chùa Tây Thiên – Trung Cấp
Ngài dồi trau Kinh Sử rất chuyên cần
Lên Cao Đẳng Phật Học Đường Báo Quốc
Thọ giáo cùng Ngài Trí Độ, Tường Vân.
 
Năm Bốn Mốt (1941) bao phước duyên sẵn có
Chùa Quốc Ân đăng đàn thọ Sa Di
Cụ Trí Độ ban pháp tự : Trí Tịnh
Giới Tịnh thanh, Trí lực ít ai bì.
 
Lớp Cao Đẳng Phật Học vừa hoàn mãn
Năm Bốn Lăm (1945), gặp chiến cuộc leo thang
Nhiều trường lớp phải tùy nghi di tản
Về Trà Ôn, lập Học Viện Phật Quang.
 
Cùng năm đó (1945) Ngài Tam Đàn Cụ Túc
Chùa Tân An, tại Sa Đéc, tỉnh nhà
Ngài Kim Huê làm Đường Đầu Hòa Thượng
Kể từ đây thêm uy lực độ tha.
 
Năm Bốn Sáu (1946), về Sài Gòn - Vạn Phước
Thành lập nên Liên Hải Phật Học Đường
Từ đây tạo bao Tăng Tài tiếp nối
Bửu Huệ Sa Môn, Minh Cảnh, Quảng Liên,…
 
Năm Năm Hai (1952), nét son trang Phật Việt
Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thành hình
Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục
Giám Luật và Ban Phiên Dịch Tạng Kinh.
 
Ngài cổ xúy Pháp môn tu Tịnh Độ
Cho những ai dốc chí vãng Tây Phương
Cực Lạc Liên Hữu, Ngài làm Liên Trưởng
Chùa Liên Trì, Chùa Vạn Đức Đạo trường.
 
Ngài khai mở Khóa Như Lai Sứ Giả
Tại Tuyền Lâm, Pháp Hội với Dược Sư,…
Bồi dưỡng thêm nhiều Trụ Trì năng lực
Đào tạo nên nhiều thế hệ Giảng Sư.
 
Năm Sáu Hai (1962) Ngài làm Phó Viện Trưởng
Tại Trung Phần Phật Học Viện Nha Trang
Đào tạo Tăng tài, mầm non trưởng dưỡng
Thay thế vai trò Hòa Thượng Trí Quang.
 
Năm Sáu Tư (1964) hợp nhất nên Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành hình
Tổng Vụ Tăng Sự, làm Tổng Vụ Trưởng
Cùng góp phần cho Phật Pháp xương minh.
 
Năm Sáu Tám (1968), Ngài trong Ban Giảng Huấn
Suốt ba năm cho Cao Đẳng Huệ Nghiêm
Năm Bảy Mươi (1970) Trưởng Phân Khoa Phật Học
Đại Học Vạn Hạnh suốt năm năm liền (đến 1975).
 
Năm Bảy Mốt (1971), được cử làm Viện Trưởng
Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm
Năm Bảy Ba (1973), được cử Phó Viện Trưởng
Viện Hóa Đạo - Phật Giáo Việt Nam.
 
Năm Tám Mốt (1981) ở trong Kỳ Đại Hội
Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam
Ngài được cử - Phó Chủ Tịch Thường Trực
Kiêm Trưởng Ban Tăng Sự Trung Ương.
 
Năm Tám Tư (1984) đến ngày về cõi Phật (2014)
Giữ vai trò trọng yếu của Giáo Đoàn
Hội Đồng Trị Sự thừa đương Chủ Tịch
Tháng năm dài cống hiến chẳng mỏi mòn.
 
Ngài đàn đầu bao Giới Đàn Truyền Giới
A Xà Lê, Giáo Thọ, Tuyên Luật Sư
Dìu lớp trẻ cùng thăng hoa, tiến tới
Theo đường xưa, mây trắng, đức Phụ Từ.
 
Đáng kể nhất là kho tàng Kinh Luật
Ngài dịch nên, nay khắp chốn lưu truyền
Công phu lắm về văn chương học thuật
Hành trì sâu mới tỏ lý u huyền.
 
Về cơ sở, Ngài dày công dựng lại
Chùa Vạn Linh, Tháp Tể tỉnh An Giang
Thiền Viện Quảng Đức khang trang rộng rãi
Vạn Đức uy nghi, hiện đại, huy hoàng.
 
Gương sáng còn treo :
Tìm học Đạo bôn ba thiên vạn lý
Rồi vân du khắp chốn để độ sanh
Suốt thế kỷ không có ngày ngơi nghỉ
Ứng hóa tùy duyên, bỏ mặc lợi danh.
 
Một Thầy giáo tận tâm, đầy trí đức
Một nhà Sư phụng sự Đạo và Đời
Một học giả - miệt mài bao công sức
Thượng sỹ xuất trần tự tại rong chơi.
 
Mỗi lời nói là khuôn vàng thước ngọc
Mỗi việc làm đều quỹ phạm uy nghi
Mỗi ý niệm sáng trong như châu ngọc
Ngài kết tinh Trí Tuệ với Từ Bi.
 
Khắp tứ chúng đang bàng hoàng rơi lệ
Tiễn Ân Sư trong giờ phút đăng trình
Nỗi nghẹn ngào tiếc thương không xiết kể
Đọng nơi đây bao giáo huấn ân tình.
 
Con nguyện theo gương sáng Ngài tu học
Tiếp dẫn hậu lai, hoằng Pháp, lợi sinh
Không cô phụ công ơn Ngài khó nhọc
Khai mở đường đi, dày dạn công trình.
 
Con cầu nguyện Ngài vãng sanh Tịnh Độ
Hoa khai kiến Phật, tỏ ngộ vô sinh
Thuyền Bát Nhã Ngài trở vào biển khổ
Vớt trầm luân, phổ độ khắp hàm linh.
 
Trọng Xuân, Giáp Ngọ, DL.2014, PL.2558

Khể Thủ
Hậu học Thích Đồng Trí (Thích Minh Tuệ)

Ghi chú: “Vạn Đại Truyền Thừa”: Đặc biệt nói về Kinh Sách được Hòa Thượng dịch và chí hướng đào tạo con người, giáo dục, nghiên tầm Kinh Điển của Hòa thượng được truyền thừa lâu dài về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm