Vãng sanh biết trước ngày tháng với gương mặt hân hoan kỳ diệu
Mọi người thấy nơi cây cột vuông phía Tây, ông Từ Tâm đã viết bằng phấn lên mấy mấy chữ từ bao giờ: “Ngày 6 tháng 12 Từ Tâm tịch”. Vậy là ông đã biết trước ngày tháng Phật rước, từ giã mọi người xong xuôi, ông tự mình an tịnh niệm Phật và được Vãng sinh. Ông hưởng thọ 60 tuổi.
Ông Nguyễn Từ Tâm sinh năm 1912, nguyên quán tại ấp Bình Hưng II, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Cha là Nguyễn Văn Tú, mẹ là Lê Thị Hạnh. Song thân đều mất sớm, tục danh thường gọi là ông Hai Chư. Đến khi trưởng thành, ông lập gia đình, sinh được một người con là Nguyễn Thị Nhuận.
Vì thức tỉnh cuộc đời giả tạm, kiếp sống không lâu, vui ít khổ nhiều thiên tai nhân họa, bệnh lão hành thân, nên ông quá chán ngán cho kiếp phù du, phát tâm Bồ Đề bèn ly gia hành đạo.
Ông vào chùa Từ Quang, chuyên lo tu niệm, chùa này cũng ở xã Bình Mỹ, nơi ông cư trú.
Ông có đức tánh chân thật, hiền lành, hòa ái, vui tươi nên từ lớn chí nhỏ, từ các bạn đồng tu trong chùa cho đến ngoài thôn xóm, từ gần đến xa, ai ai cũng đều cảm mến.
Ông hành trì giới luật tinh nghiêm, trường chay chín chắn, chân chất tu hành, thiết tha trên con đường giác ngộ giải thoát.
Cụ bà niệm Phật vãng sanh lưu lại xá lợi nhiều màu sắc
Sau một thời gian nghiên cứu tận tường Phật Pháp, trao đổi giáo lý với các bậc cao minh cùng quý thiện tri thức, ông quyết định chọn pháp môn Tịnh Độ làm nơi quy hướng. Có người hỏi:
- Tại sao huynh lại chọn pháp môn Tịnh Độ để tu?
Ông đáp:
- Sở dĩ tôi chọn pháp môn nầy để tu là bởi vì pháp môn nầy dễ hành, dễ thành. Vấn đề trì danh niệm Phật ai cũng làm được: “Sáu chữ nam Mô A Di Đà Phật: đi đứng, nằm, ngồi ráng niệm chớ quên không đợi gì thời khắc…”.
Hơn thế nữa, tu môn Tịnh Độ ngoài vấn đề tự lực ra, chúng ta còn được diễm phúc nhờ đến phần tha lực rất nhiều, do 48 lời đại nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà.
Từ xưa đến nay, đã có vô số người đới nghiệp vãng sanh. Điều đó đủ để hùng biện chứng minh rằng lời đại thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà là chơn thật ngữ vậy! Bao nhiêu sự tích từ xưa đến nay, đều đã được vãng sanh là động cơ mãnh liệt, giúp cho chúng ta thêm niềm tin sâu đậm về pháp môn này.
Còn thời gian tu chứng thì nếu ai thiện căn sâu đậm có thể đắc tam muội hiện tiền, còn chậm hơn thì cũng:
“Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc,
Hưởng công niệm Phật rất yên lành!”
Do tham khảo rõ ràng, suy nghiệm kỹ càng minh bạch nên tôi quyết định chọn pháp môn Tịnh Độ này để tu.
Đức hiền của ông không riêng chỉ cảm hóa nhiều người kính mến, mà luôn đến loài vật cũng cảm ái vô cùng.
Như có một mùa nước nọ, nơi cây cầu tắm rửa, ở ngang hông chùa phía Đông Bắc, có một con cá lóc lớn độ nửa cân thường nằm ở đấy. Vì nước trong dễ thấy, ông Từ Tâm thấy cá lóc dạn quá, dễ thương, bèn lấy tay rờ thử, cá cũng không chạy tránh. Kể từ ấy, cá cứ ở đó cho ông bắt, ông thường dùng tay nâng nó lên khỏi mặt nước cho người xem, cá vẫn nằm im không giẫy giụa, rồi ông lại thả cá về nước.
Tin này được đồn lan, khách đến viếng chùa từ nhỏ tới lớn đều yêu cầu ông Hai bắt cá cho xem. Ông đến cầu lấy tay búng mặt nước vài cái và gọi:
- Lóc! Lóc! Lóc!
Lóc liền nổi lên, ông dùng tay nâng cá lên cao cho mọi người xem.
Ai nấy trầm trồ:
- Ngộ quá! Thật ngộ quá!
Ở phía Tây Nam chùa có cây phượng vĩ to cao, hoa khá đẹp và nhiều cây vú sữa cành lá sum xuê. Chiều nào cũng có các đàn chim bay về để ngủ, trước khi ngủ nó reo vang, như đàm thoại cùng nhau rất lý thú, nhất là các chú chim sẻ. Thấy có một con chim đậu thấp ông Từ Tâm bèn lấy tay rờ thử, nó vẫn không bay.
Ngộ thay! Loài thú cầm nó cũng có linh tánh, biết người hiền nên vẫn an nhiên không sợ sệt.
Ông Từ Tâm vẫn thường hay bệnh hoạn, nhưng không nặng lắm, có lần cô Út Đồng đến hỏi:
- Thưa huynh Hai! Sao mỗi lần tôi đến viếng chùa, đều thấy huynh đội khăn choàng hầu. Bộ ít khi nào huynh khỏe lắm hả huynh Hai?
Ông đáp:
- Tôi ít khi nào khỏe lắm cô à! Nhưng thường đau thế thôi chứ không có gì nặng lắm. Tôi nghĩ đó là do nguyện của tôi từ lúc mới phát tâm tu!
Cô Út hỏi:
- Huynh Hai nguyện như thế nào?
Ông đáp:
- Tôi nghĩ ai cũng có nghiệp, không nhiều thì ít. Có vay thì tất có trả. Khi vay vui vẻ thì lúc trả cũng phải bằng lòng. Nên tôi nguyện nếu có trả quả thì bệnh lai rai, vừa đau nhưng cũng vừa hành đạo được, chừng nào trả hết nghiệp thì sẽ vãng sanh. Nhưng có điều, khi vãng sanh thì đừng đau ốm gì cả. Vì sợ cực khổ cho đồng đạo chăm sóc cho mình nhiều quá.
Cô Út lại hỏi tiếp:
- Như vậy, chừng nào thấy huynh mạnh khỏe là huynh sắp tịch phải không huynh Hai?
Ông cười đáp:
- Dạ! Chừng nào cô thấy tôi hồng hào, thì tôi sắp vãng sanh đó!
Năm 1972, cô Út có dịp đến viếng chùa Từ Quang, thấy sắc thái ông Hai ra vẻ hồng hào, tươi nhuận. Cô Út hỏi:
- Thưa huynh Hai! Độ này chắc huynh khỏe lắm hả huynh Hai?
Ông đáp:
- Tôi lúc này thật khỏe rồi cô ạ!
Cô Út liền nhắc lại chuyện cũ:
- Huynh nguyện khi nào huynh mạnh là sắp tịch! Bây giờ huynh gần tịch chưa? Thưa hiền huynh?
Ông bèn đáp:
- Tôi gần tịch rồi cô ạ!
Sau khi cô Út về không bao lâu, vào mùa đông năm Tân Hợi 1972, ông đi thăm viếng người thân và đồng đạo rất nhiều. Đến đâu ông cũng tha thiết kêu gọi khuyến khích mọi người đều nên niệm Phật, hầu trực vãng Tây Phương, vì nơi ấy rất an lành và vui vẻ lắm!
Ông có đến nhà cô Năm Lý, cô này trường chay đã lâu. Ông khuyến tấn niệm Phật và trao tặng vật lưu niệm. Ân cần dặn dò:
- Đây là vật kỷ niệm, hễ cô thấy nó là nhớ tôi nhắc niệm Phật, đừng quên nhé!
Chúng tôi có ý nghĩ, chắc ông Từ Tâm đã biết được ngày tháng vãng sanh, nên ông đi thăm viếng các nơi, hình như để từ giã chứ bình thường ông ít đi đâu lắm, vì tính ông trầm tĩnh, cẩn thận nên những điều gì biết ông chẳng chịu nói ra.
Thấm thoát đã đến cuối đông. Đêm mùng 5 rạng ngày mùng 6 tháng chạp năm Tân Hợi 1972, có ông Như Sanh là người bạn tri âm tri kỷ ở trại cây Cần Thơ về thăm.
Đôi bạn thâm tình cùng nhau đàm luận rất vui vẻ, nói chuyện cho đến khi đồng hồ báo hiệu 12 giờ khuya, ông Từ Tâm bảo:
- Thôi chúng ta hãy trở về chỗ nghỉ vì đã đến giờ tịnh tọa!
Mọi người đều đồng ý trở về liêu xá của mình, sáng sớm bạn Như Sanh đến từ giã để trở về Cần Thơ cho kịp giờ buôn bán. Khi đến nơi liêu xá, bước lên gác lầu thốt lời giã biêt. Không nghe đáp lại, ngỡ bạn ngủ ngon, ông Như Sanh lặp lại lớn hơn nhưng vẫn không nghe trả lời. Ông Như Sanh sinh nghi liền lấy tay sờ thử thì cơ thể cậu bạn Từ Tâm đã lạnh ngắt tự bao giờ.
Ông Như Sanh bèn cho các đồng đạo hay. Khi tề tựu đến, quan sát kỹ thì thấy ông Từ Tâm nằm dài, xuôi tay xuôi chân khỏi sửa, gương mặt vui tươi lạ thường, mền mùng xếp để gọn gàng có trật tự.
Và ngạc nhiên nhất, mọi người thấy nơi cây cột vuông phía Tây, ông Từ Tâm đã viết bằng phấn lên mấy mấy chữ từ bao giờ: “Ngày 6 tháng 12 Từ Tâm tịch”
Vậy là ông đã biết trước ngày tháng Phật rước, từ giã mọi người xong xuôi, ông tự mình an tịnh niệm Phật và được Vãng sinh. Ông hưởng thọ 60 tuổi.
*Phụ Bình:
Ngẫm qua về sự đi thăm viếng thân nhân và đồng đạo.
Qua sự đề ngày tịch trên cây cột.
Qua sự sắp xếp mùng mền để có trật tự và nằm xuôi tay khỏi sửa.
Qua gương mặt hân hoan kỳ diệu cộng với sự công phu tu hành chín chắn mấy mươi năm trong đời. Chúng ta có thể quả quyết rằng ông Từ Tâm đã đắc sanh Tịnh Độ, chúng ta nên mừng và nên noi gương Tịnh hạnh ấy.
Trích sách "Chuyện Vãng Sanh", Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm