Vay phước của Phật để thoát cơn bệnh hiểm nghèo, tai nạn hiểm nguy
Ở đây chúng ta để ý một điều rằng: có một nguồn phước vô tận trong vũ trụ này cho ta mượn, nguồn phước đó là từ nơi Đức Phật. Và dù phước của Phật là vô tận, nhưng hễ có vay thì phải có trả, vì không có điều gì qua được luật Nhân Quả.
Ví dụ, chúng ta được báo tin buồn là mình bị u ác tính, trong vòng 6 tháng đến một năm sẽ chết, tức là cái án tử hình đã hiện ra, không còn đường thoát. Kể từ đó ta cứ thiết tha cầu nguyện, lễ Phật, đồng thời nỗ lực làm phước. Không ngờ ta lại là người có uy tín nên được Phật cho mượn phước. Tháng sau quay lại khám, bác sĩ nội soi không thấy dấu vết ung thư đâu nữa. Các bác sĩ đã từng gặp trường hợp này rất nhiều, họ không biết lý do tại sao, mà chỉ nói có trường hợp u ác tính bỗng nhiên biến mất, không rõ nguyên nhân. Vì họ chưa hề chữa trị, chưa hề dùng xạ trị, hóa trị gì hết mà khối u tự nhiên biến mất. Trong báo cáo của y tế thế giới cũng ghi nhận những trường hợp như thế, nhưng người ta không phổ biến nhiều vì không giải thích được lý do vì sao.
Nỗ lực làm phước, tọa thiền, lạy Phật thì điều tốt đẹp sẽ đến
Thực ra chúng ta đã nhờ cái phước của Phật cứu sống mình, nhưng đừng tưởng mình sẽ sống mãi, vì cái nghiệp của ta vẫn còn. Chúng ta chỉ mượn tạm phước để sống một thời gian, tới lúc nào đó cái chết vẫn đến đòi nợ lại lần nữa. Vậy Phật cứu ta để làm gì? Để cho ta có thêm thời gian làm vô số điều thiện mà chuộc lại lỗi lầm quá khứ, chứ không phải Phật cứu ta một cách vô điều kiện. Trên đời này không có gì vô điều kiện cả, tất cả đều có điều kiện.
Tuy nhiên, điều kiện để được Phật cứu qua cơn bệnh hiểm nghèo hay một tai nạn hiểm nguy, không giống như điều kiện của thế gian. Điều kiện của các Ngài là buộc chúng ta phải thắp sáng tinh thần phụng sự, phải sống vì lợi ích, vì sự tốt đẹp và hạnh phúc cho muôn loài. Vì thế, Phật mới giúp để chúng ta có thêm thời gian, có thêm cơ hội mà làm được những thiện nghiệp như phóng sanh, làm đường, bắc cầu, tặng quà cho người nghèo,… biết sẻ chia, chăm sóc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đây cũng chính là thông điệp mà Đức Phật muốn truyền lại cho chúng ta: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật.”
Cúng dường Tam Bảo: Cúng nước được phước báo sanh Thiên
Nếu chúng ta không biết điều này thì sau khi được Phật cứu, mình không làm điều phúc thiện nào nữa, thì dẫn dần nghiệp sẽ ập trở lại, khối u xuất hiện trở lại và ta sẽ chết không kịp trăn trối, bởi chúng ta đã bội tín. Phật cho ta thời gian, cho ta cơ hội để bồi tạo công đức mà trả lại cho Phật, vậy mà ta bội tín, ta giật nợ, giống như người mượn ngân hàng mà không trả, nên lần sau không ai cứu nữa.
Chúng ta phải hiểu rằng: Ngay cả Phật cũng không thể phá vỡ luật Nhân Quả. Tức là nếu chúng ta bị cái nghiệp bị bệnh ung thư thì dù ta có cầu nguyện thế nào, Phật cũng không xóa được căn bệnh đó. Phật chỉ dạy cho chúng ta biết sám hối, biết phóng sanh, biết làm phước… để từ từ hóa giải ác nghiệp quá khứ mà thôi. Bởi vì luật Nhân quả là công bằng tuyệt đối, nhớ như vậy.
Trích sách: “Bát nhã tâm kinh – Xa xôi và gần gũi”
TT. Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm