Về chùa Cổ Pháp dâng cây Sa la
Năm ngoái, trong chuyến đi du lịch đến đền Angkor Wat, dừng chân ở cung điện Campuchia, gia đình nhà văn Hoàng Quốc Hải mua được 2 cây Sa la.
Cây Sa la |
Khu vườn cây Sa la ở Kusinàra nơi đức Phật nhập Niết bàn |
Theo ngài Narada, “Đức Phật chọn Kusinàra để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mahàsudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài đức Phật ra không ai có thể cảm hóa được vị này. Thứ ba là để cho vị Bà la môn Dona có thể phân chia Xá lợi của Ngài một cách êm thắm giữa những người sùng mộ Ngài” (Đức Phật và Phật pháp, tr.225).
Chính nơi đây, cụ Lý Công Uẩn đã được vị thiền sư Lý Khánh Văn, trụ trì ngôi chùa này nuôi dạy khi mới 3 tuổi. Thấm thoắt mà đã gần ngàn năm.
Chùa Cổ Pháp, ngày 28/10/2014 (05/09/Giáp Ngọ)
Đôi nét khái quát về chùa Cổ Pháp Theo sử sách, chùa Cổ Pháp, thôn Đại Đình (thôn Nuốn), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, được xây dựng từ thế kỷ VIII. Theo phong hóa của thời gian, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Bằng chứng của sự trùng tu đã được khắc trên chuông đồng của chùa như sau: “Chùa Cổ Pháp còn có tên là chùa Tương Giang, từ xưa đã có chuông. Sau sự biến Tây Sơn, chuông bị thất lạc. Mùa xuân năm Nhâm Dần (1842) những người hảo tâm trong làng cùng với khách thập phương góp tiền của đúc chuông cao hai thước năm tấc, rộng một thước bốn tấc, hoàn thành ngày 25 tháng 2...”. Năm 1952, chiến tranh hủy hoại ngôi chùa và nhiều cây tháp cổ, nhân dân phải chuyển tượng Phật vào giữa làng để thờ cúng. Mùa xuân năm Mậu Dần (1998) Thượng tọa Thích Thông Giác thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử cùng nhân dân thôn Đại Đình khởi công xây dựng lại chùa. Biết tin này, ngày 15 tháng 6 năm 1998, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt - Phó Chủ tịch Hội đồng chứng minh Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi thư động viên các phật tử và nhân dân thôn Đại Đình. Trong thư Hòa thượng còn viết các câu thơ, câu kệ của các vị thiền sư tiền bối đã từng trụ trì và có quan hệ với chùa Cổ Pháp như các vị thiền sư Định Không, La Quý An, Vạn Hạnh, Thưởng Chiếu, vua Lý Nhân Tông để nhân dân khắc lên nóc chùa và câu đầu Tam bảo. Ngày 19 tháng 6 năm đó, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam đã về Đại Đình cùng nhân dân đặt nóc chùa. Sau đó, ngày 20 tháng 2 năm Kỷ Mão (1999) Hòa thượng Thích Thanh Từ từ Đà Lạt ra thăm chùa. Đến ngày 17 tháng 3 năm 1999, Hòa thượng Thích Thanh Sam, Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh đã giúp nhân dân Đại Đình làm lễ an vị Phật. Kể từ khi sư cô Đàm Dung về trụ trì chùa Cổ Pháp (2008), sắc diện ngôi chùa tới giờ đã thay đổi hoàn toàn, khuôn trang đã được định hình rõ ràng, có nhà thờ Tổ, thiền đường, nhà thờ mẫu, khu lăng mộ, khuôn viên cây xanh, đặc biệt là cây mít dai (trên 300 tuổi) đang hồi sinh mạnh mẽ, có quả thơm trái ngọt, múi mít vàng như mỡ gà, cùi dầy, ngọt sắc. Cảnh vật nơi đây đang ngày một tươi mới, uy nghiêm, như thể hồn thiêng sông núi, linh khí của trời đất đã hội tụ về nơi đây. Quả là xứng đáng với câu: “Địa linh dưỡng dục danh nhân kiệt/Thiên định sinh thành nghiệp đế vương” (Nghĩa là: Đất thiêng nuôi dạy người kiệt xuất/Trời định sinh ra bậc đế vương). Đến trung tâm thị xã Từ Sơn, rẽ tay phải đường Lý Thái Tổ, đi theo hướng Đền Đô (nơi thờ 8 vị vua vương triều Lý), cách chừng 1km, tính từ đường quốc lộ 1A cũ, bên tay trái là ngôi chùa Cổ Pháp cổ kính, linh thiêng. |
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư
Đời sống 11:34 07/12/2018Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.
Thông minh và đạo đức… 1
Đời sống 11:30 20/11/2018
Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.
Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần
Đời sống 18:16 17/11/2018
Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.
Nói và làm
Đời sống 09:45 17/11/2018
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.
Xem thêm