Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/08/2022, 15:24 PM

Vẻ đẹp của Phật tử thuần thành

Danh hiệu Phật tử thuần thành thật đẹp, thật thanh cao. Hãy tinh tấn làm tròn trách nhiệm của mình một khi đã khoác lên mình danh hiệu ấy.

Hết thảy những ai may mắn được xếp vào một trong bốn hàng đệ tử của Đức Phật sẽ biết trách nhiệm của mình lớn như thế nào. Cửa Phật luôn bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, sang hèn hay ngành nghề, chức vụ nên ai ai cũng có thể thực hiện trọng trách hộ trì chánh pháp tùy theo hoàn cảnh của mình. Phật tử thuần thành sẽ luôn làm tròn trách nhiệm cao cả hộ trì ngôi nhà chánh pháp của Đức Như Lai với tâm trong sạch, chân thành. Kính Phật, trọng Tăng đoàn, hộ trì Tam bảo, học Phật và tu tập là trọng trách của người Phật tử trong việc hộ trì chánh pháp.

Người phát nguyện quy y Tam bảo, tham gia nhiều lớp giáo lý, khoá tu, thực hành thiền, trì kinh, sám hối, tu tập tạo công đức thiện lành cho chính mình, trở thành một Phật tử thuần thành là đang thực hiện trọng trách góp phần vào công trạng hộ trì chánh pháp. Bởi chánh pháp là để giúp người ta trở nên tốt đẹp và hướng người ta đến Chân – Thiện – Mỹ. Một xã hội có nhiều người tốt, nhiều người nhân hậu, đạo đức thì chánh pháp đang có mặt, đồng nghĩa với Đức Phật đang hiện hữu trên cõi đời.

Ấn tống kinh sách, xây trường Phật học, thiền viện, chùa chiền, cúng dường kinh phí để Tăng, Ni hoàn thành các khóa Phật học; hỗ trợ thực phẩm, vật dụng thiết yếu cho Tăng đoàn cũng là những Phật sự hộ trì chánh pháp, bởi tu sĩ là người giữ gìn kho tàng chánh pháp của Đức Thế Tôn. Còn với cư sĩ tại gia, chỉ cần tu tập tinh tấn để thân tâm an lạc, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội và đạo pháp, lan toả năng lượng tích cực từ việc thực hành lời Phật dạy để người khác an lạc theo cũng là cách góp công sức vào hộ trì chánh pháp.

18-1

Trong những ngày tháng trắc trở vì đại dịch COVID-19 ở nước ta thời gian qua có biết bao Phật tử đã chung tay cùng Tăng đoàn vượt qua đại dịch. Người có khả năng kinh tài thì đóng góp tịnh tài tịnh vật, người thì ra sức giúp đỡ Tăng, Ni hoàn thành Phật sự. Vị Phật tử thuần thành luôn xem Tam bảo là một thành viên ruột thịt có vai vế lớn nhất trong gia đình, dòng tộc, nên có trách nhiệm cung kính và quan tâm chăm sóc. Ở Sri Lanka cũng vậy, hiện tại lương thực khan hiếm, vật giá tăng gấp đôi, gấp ba, có mặt hàng tăng gấp mười và nguy cơ còn tăng cao hơn thế nữa. Nhưng những Phật tử thuần thành luôn cúng dường thức ăn đến Tăng đoàn, không để chư Tăng bị đói hoặc trễ giờ thọ trai. Giữa lúc một đảo quốc có Phật giáo là quốc giáo này rơi vào khủng hoảng kinh tế, nhà nhà người người đều chật vật chạy lo miếng ăn nhưng những vị Phật tử thuần thành vẫn tròn trách nhiệm hộ trì chánh pháp, thật đáng khen ngợi. Còn ở Myanmar, nhiều gia đình không phải hạng giàu có, không dư dả bạc tiền nhưng vẫn cúng dường chư Tăng mỗi khi Tăng đoàn khất thực ngang qua như bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của mình hằng ngày. Đây cũng là một trong những Phật sự hộ trì chánh pháp, mặc dù ta làm thiện ta hưởng phước, nhưng những việc thiện này nằm trong bổn phận của Phật tử.

Phật tử thuần thành hay không khác nhau không phải ở việc cúng dường hay xây chùa nhiều mà là ở nhân cách và trách nhiệm. Phật tử thuần thành đẹp hay xấu cũng không phải khác nhau ở tướng mạo hay nhan sắc mà là ở cái tâm và phẩm chất. Người hộ trì chánh pháp luôn có nhân cách đẹp, thực hành lời Phật dạy, bồi dưỡng đạo đức bằng năm giới cấm của Phật chế, dẫu biết rằng ta giữ giới thì ta an lạc, được người quý mến, sống an sống vui và tăng thêm uy tín cho chính mình. Người được lợi ích là người học Phật chứ không phải Đức Phật. Người được an lạc là người hộ trì chánh pháp, cũng không phải Đức Như Lai.

Đôi lúc ta cũng cần ngồi yên, yên cả thân lẫn tâm để xét lại mình đã làm tròn trách nhiệm của người Phật tử hay chưa, soi rọi lại ta với tâm hoan hỷ. Nếu ta chưa từng thực hiện trọng trách hộ trì chánh pháp một cch thiện chí thì cũng không nên mặc cảm, mà hãy tinh tấn và hoan hỷ tuỳ theo hoàn cảnh của ta. Hai từ “công quả” trong chốn thiền môn có ý nghĩa đầy đủ, rõ ràng. Có công thì nhận được quả ngọt, tuỳ vào công lớn hay nhỏ mà có quả thiện xứng tầm. Cũng giống như ta làm ác sẽ nhận quả xấu, tâm trí luôn mệt mỏi, thường gặp bất trắc trong cuộc sống; còn làm thiện thì phước đức thêm dày, tâm luôn hoan hỷ, thảnh thơi, an lành. Học Phật, tu tập, làm thiện cũng giống như nuôi heo đất, tích góp từng đồng bạc lẻ nhưng lâu ngày sẽ được số tiền lớn. Giãi đãi, làm ác giống như bờ đất cặp mé sông, đất sẽ bị xói mòn dần dần, làm việc bất chánh thì phước sẽ bị bào mòn như thế. “Công đức” cũng giống như vậy, công thiện lành mình làm sẽ gặt phước đức. Người phước ít nghiệp nhiều thì cuộc sống luôn bế tắc, khổ đau. Hãy tự tạo công đức để làm hành trang cho chính mình thì chân bước đi luôn vững chắc giữa phong ba cuộc đời. Sống an vui, bình yên, hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại và đến ngày mãn phần cũng sẽ ra đi thanh thản, thác sanh vào cõi an lành, tương xứng với phước lành mà chính ta có được.

20-1

Người Phật tử nói không đối với đốt vàng mã

Những vị tu hành trước khi xuất gia thường là một Phật tử thuần thành trong ngôi nhà chánh pháp. Khi duyên Bồ-đề trổ quả, tròn đầy phước báu của thiện lành sẽ tự chuyển hoá trọng trách từ hộ trì chánh pháp sang hoằng truyền chánh pháp, nghĩa là từ cư sĩ tại gia sẽ trở thành tu sĩ xuất gia. Khi giáo pháp Đức Như Lai đã thấm nhuần, sẽ chọn cho mình đời sống tịnh an, thực hành Giới, Định, Tuệ. Giữ gìn Pháp bảo, thọ trì giới luật, tu tập tinh tấn nghiêm chỉnh và truyền đạt lại cho thế nhân để giáo pháp của Đức Thế Tôn mãi lưu truyền. Đôi khi ở một vùng quê hẻo lánh nào đó, khi điều kiện đến chùa học giáo lý chưa có, người ta có thể biết đến đạo Phật từ bi, giác ngộ qua hình dáng một tu sĩ chân chánh. Trách nhiệm của Tăng, Ni cũng lớn lao và thiêng liêng lắm, bởi Phật pháp còn tồn tại hay lụi tàn phần rất lớn đều do các tu sĩ – đệ tử xuất gia của Đức Phật quyết định thông qua lối sống tu hành thanh tịnh hay sa đọa lạc lối, bất hoà hợp của Tăng đoàn. Đây là trọng trách mà tất cả Tăng, Ni luôn ghi nhớ trong lòng từ thuở xưa cho đến ngày nay.

Phật tử thuần thành hay không khác nhau không phải ở việc cúng dường hay xây chùa nhiều mà là ở nhân cách và trách nhiệm. Phật tử thuần thành đẹp hay xấu cũng không phải khác nhau ở tướng mạo hay nhan sắc mà là ở cái tâm và phẩm chất.

Phật tử thuần thành hay không khác nhau không phải ở việc cúng dường hay xây chùa nhiều mà là ở nhân cách và trách nhiệm. Phật tử thuần thành đẹp hay xấu cũng không phải khác nhau ở tướng mạo hay nhan sắc mà là ở cái tâm và phẩm chất.

Danh hiệu Phật tử thuần thành thật đẹp, thật thanh cao. Hãy tinh tấn làm tròn trách nhiệm của mình một khi đã khoác lên mình danh hiệu ấy. Nếu chúng ta làm tròn trọng trách của mình, không những ta tự hào là Phật tử thuần thành mà còn vinh dự trong bình yên, an nhiên vì mình là người hộ trì chánh pháp giữa nhân gian, là người gặp được Đức Phật giữa đời thường. Bởi Ngài đã dạy: “Ai thấy pháp là thấy ta”, huống chi chúng ta là người hộ trì chánh pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm