Về thăm Chân Tiên tự, ngôi chùa cổ trên dãy núi Hồng Lĩnh
Chùa Chân Tiên nằm ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Chùa Chân Tiên tọa lạc trên núi Am Tiên (một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh), nằm giữa rừng thông xanh mát, khung cảnh nên thơ, hùng vỹ.
Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII). Mặc dù đã được xây dựng từ lâu và trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa hiện vẫn giữ được sự thâm nghiêm, cổ kính với những nét kiến trúc đặc trưng của thời Trần.
Không chỉ là một di tích nổi tiếng của mảnh đất Lộc Hà, chùa Chân Tiên còn là di tích lịch sử cách mạng, là chứng tích lịch sử hào hùng của ông cha. Theo các tư liệu lịch sử, chùa Chân Tiên từng là căn cứ luyện tập của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương và cũng là nơi tập trung của tầng lớp nho sĩ biểu tình chống thuế ở xứ Trung Kỳ.
Đặc biệt, chùa Chân Tiên còn là nơi thành lập Chi bộ Đảng Yên Điềm vào ngày 25/4/1930. Đây cũng là địa điểm họp bàn kế hoạch chống chiến tranh đế quốc (ngày 29/7/1930), ủng hộ cách mạng Tháng Mười Nga và tiến hành đợt đấu tranh mới của Huyện ủy Can Lộc (ngày 5/11/1930). Ngoài ra, đây còn là nơi ẩn náu, địa điểm in ấn, rải truyền đơn của các chiến sĩ cách mạng.
Nhà Tam bảo thờ Phật. Tòa thờ Phật có kiến trúc gồm 3 gian lợp ngói âm dương, 4 cột xây, tường bao 3 phía.
Chùa Chân Tiên hiện còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm với niên đại hàng trăm năm.
Nhà thờ Mẫu nằm bên phải nhà chính điện, được trang trí hoa văn, họa tiết tinh xảo như hình rồng, hình mặt trăng, hoa lá...
Sự ra đời của chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xa xưa.
Hằng năm, vào ngày 3/3 âm lịch, hàng nghìn tăng ni, phật tử, du khách trở về chùa tham gia lễ hội chùa Chân Tiên. Đây là một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của những người con quê hương Thịnh Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Khi tới với chùa Chân Tiên, nếu đi về 4 phía, du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp và chứng tích gắn với những huyền thoại, truyền thuyết như dấu chân tiên, bàn cờ tiên, nền Sơn Tinh…
Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, chùa Chân Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thể thao công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1992.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm