Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/03/2023, 11:24 AM

Về với Phật đời con sẽ đẹp

Thế Tôn thương kính! Con đã đi qua hết cả một nửa đời người – nhưng chưa bao giờ con nghĩ mình đã có tuổi. Từ khi tiếp xúc với đạo Phật đến nay, con vẫn thấy tâm hồn mình, cuộc sống mình đẹp như thời 20 – 25.

Audio

Và hàng ngày hàng giờ vẫn luôn tìm cách lan tỏa điều tử tế tới những người hữu duyên con gặp, tiếp xúc mỗi ngày, hoặc qua những sáng tác, video mang năng lượng thiện lành con làm ra và gửi vào cộng đồng mạng.

Như bao đứa trẻ thuộc thế hệ 8x khác nơi những làng quê, ngay từ nhỏ, đạo Phật trong chúng con đơn giản là một ngôi chùa làng, thấy toàn người già đến tụng kinh, thắp hương rồi trở ra về. Nếu có trẻ con, thanh niên đến – thì cũng chỉ là đi theo bà, theo mẹ, được dẫn đi. Ý nghĩ đạo Phật chỉ dành cho người già mặc định trong tâm trí con từ ấu thơ như thế.

Rồi đứa trẻ nào cũng lớn. Con đến với thị thành, thấy cuộc sống rộng hơn, muôn màu muôn vẻ, hào hứng khám phá, hòa mình. Nhưng sau những thứ ồn ào bề nổi kia, sau những niềm vui không thật phụ thuộc vào người khác, vào ngoại cảnh kia, là những khoảng lặng con tự đối diện với con trong căn phòng trọ.

Đến với đạo Phật, tác giả bài viết tìm thấy chính mình, tìm thấy bình an trong từng khoảnh khắc mình đang sống.

Đến với đạo Phật, tác giả bài viết tìm thấy chính mình, tìm thấy bình an trong từng khoảnh khắc mình đang sống.

Con như đứa trẻ bơ vơ, lạ lẫm với chính mình, cứ muốn tìm một điều gì đó chẳng gọi được tên, chẳng thể lấp đầy. Trong cảm giác hoang hoải, mệt mỏi ấy còn là sự mung lung, mất phương hướng, thiếu niềm tin vào nhiều thứ mình thấy, mình gặp trong đời. Chỉ đến năm 2015 - khi con đủ duyên để gặp vị thầy đích thực, đạo Phật như một nụ hướng dương ngủ yên trong sương mờ thực sự bừng nở, cánh xòe rộng, lấp lánh và ấm áp.

Mùa hè năm ấy, thầy con tổ chức 5 khóa tu và con tham gia phụng sự. Lần đầu tiên con ăn ở, sinh hoạt tại một ngôi chùa. Thấy bình yên, gần gũi, ấm áp vô cùng. Con nhận ra chùa thực sự là một ngôi nhà, và đạo Phật không phải một phép màu, không phải sự biến hóa thần thông như trong phim “Tây du ký”. Đạo Phật giản dị, gần gũi như cơm ăn nước uống hàng ngày. Bất kỳ một ý nghĩ, hành động nào liên quan đến đạo đức, biết nghĩ cho người khác thì đó đều là con đường của đạo Phật.

Từ đây ý nghĩ đạo Phật chỉ dành cho người già không còn tồn tại trong con. Với con, đạo Phật thực chất là một môi trường giáo dục, là trường học lớn để mỗi người soi vào đó mà sửa mình. Đức Phật không nằm trong chùa, trong một pho tượng đồng, tượng gỗ nào cả - mà nằm ngay bên trong mỗi chúng ta. Khi có bất kỳ biến cố nào, hãy yên lặng, mỉm cười, tập thở, tĩnh lặng, không vội hành động gì cả mà hãy gọi tên vị Phật trong lòng mình thức giấc.

Tác giả bài viết đồng hành cùng Ban tổ chức truyền cảm hứng sống tích cực cho hơn 10.000 bạn trẻ khắp các tỉnh thành qua 8 khóa tu mùa hè chủ đề “Về nguồn” tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Tác giả bài viết đồng hành cùng Ban tổ chức truyền cảm hứng sống tích cực cho hơn 10.000 bạn trẻ khắp các tỉnh thành qua 8 khóa tu mùa hè chủ đề “Về nguồn” tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Sau 2 mùa hè phụng sự ở ngôi chùa của thầy con thì liên tiếp trong các năm 2017 - 2019, con đủ duyên để đồng hành cùng Ban tổ chức truyền cảm hứng sống tích cực cho hơn 10.000 bạn trẻ khắp các tỉnh thành qua 8 khóa tu mùa hè chủ đề “Về nguồn” tại chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc. Con nhận ra rằng: càng nhiều người trẻ đến với đạo Phật, càng có lợi cho họ, cho xã hội này – bởi khi một người hạnh phúc, bình an, không làm hại đến ai, không gây đau khổ cho ai thì đó chính là đóng góp lớn nhất cho gia đình, cho xã hội này rồi.

Đặc biệt là từ 2016 – khi con có duyên tiếp xúc với những bài pháp thoại, những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – con đã cảm nhận, thực tập và thấy mình thực sự bình yên hơn. Thứ bình yên chảy từ bên trong mình – chứ không phải chạy đi kiếm tìm chút bình yên ở ngoại cảnh. Những câu thơ, bài văn con viết ra cũng dần chuyển hướng, dẫn lối và truyền cảm hứng cho mọi người đến với an yên.

Tác giả bài viết thiền hành cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai (Thái Lan) đầu Xuân 2018.

Tác giả bài viết thiền hành cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai (Thái Lan) đầu Xuân 2018.

Con tìm thấy chính con, tìm thấy bình an trong từng khoảnh khắc mình đang sống. Con nhận ra rằng: Hạnh phúc nào thì cũng cần bình an. Vậy nên dù ai đó có giàu có bao nhiêu, công danh lợi lộc thế nào – nhưng nếu không có sự bình an trong tâm hồn thì đó cũng không phải là hạnh phúc. Những tháng ngày vinh quang nhất cũng không bằng những ngày bình yên nhất.

Hạnh phúc, bình yên - nó không phải là một điều gì đao to búa lớn. Đó là sự gom nhặt từng ngày từng giờ - hệt như đàn kiến. Mỗi chúng ta luôn mỉm cười đón nhận và gom cho mình, làm đầy chiếc túi của mình - thì tự dưng mình hạnh phúc. Đừng chờ đợi một bước ngoặt, hay một điều gì thành công thật rực rỡ mới là hạnh phúc.

Và với con, cách tốt nhất để có thể thấy hạnh phúc là biết coi tất cả mọi thứ xung quanh là bạn của mình, không phải vật vô tri: Từ đôi mắt, đôi tay, trái tim… Khi chúng ta biết đối xử tốt với bạn, bạn tốt lại - ta có cơ thể khỏe mạnh. Khi chúng ta đối xử tệ với bạn, bạn cũng sẽ tệ lại - cơ thể ta ốm yếu, mệt mỏi. Đó cũng là một biểu hiện của luật Nhân - Quả. Chỉ khi chúng ta biết trân quý từng bộ phận, từng hạnh phúc đang có, biết ơn từng thứ mà chúng ta nhận được, ta mới thấy hạnh phúc nảy nở trong ta.

Con luôn nghĩ rằng: Con người ta sống với cái tốt, cái tử tế của nhau còn chưa hết – thì dại gì chọn sống với những điều tiêu cực của nhau? Và nếu như ai cũng biết coi mỗi ngày của mình là một kiếp thì thật tuyệt: Sáng sinh ra, trưa được nửa cuộc đời, đêm tàn chết đi, mai lại được đầu thai sống một kiếp sống mới. Chính vì thế luôn cho mình cơ hội bắt đầu lại mọi thứ từ đầu, chọn lựa an vui, không ôm những vướng bận, muộn phiền của ngày hôm qua sang kiếp sống mới.

Như thế, thay vì nghĩ khi 80 – 90 tuổi chết đi ta mới hết một kiếp sống, thì một năm chúng ta có 365 kiếp, một đời chúng ta có hằng hà sa số kiếp sống cũng như cơ hội để làm mới mình, để bắt đầu lại sau những lỗi lầm, và để yêu thương nhiều hơn. Thở cho thảnh thơi, thở cho an vui, thở cho không phí kiếp người còn duyên.

Tác giả bài viết thực hiện phóng sinh 2 chú rùa lớn trên sông Bình Lợi trong chuyến công tác tại Sài Gòn (tháng 12/2022).

Tác giả bài viết thực hiện phóng sinh 2 chú rùa lớn trên sông Bình Lợi trong chuyến công tác tại Sài Gòn (tháng 12/2022).

Thế Tôn thương kính!

Con luôn nghĩ về Thế Tôn như nghĩ về một ngọn gió từ hòa thổi giữa nhân gian, gieo vào lòng mỗi người cảm giác thảnh thơi, để chúng con nhận ra mình cũng cần là một ngọn gió - luôn thổi để được là chính mình, tìm thấy mình: Thổi bước chân bền bỉ, nhẫn nại, không mỏi mệt, không bỏ cuộc giữa chừng để tìm thấy niềm vui nơi đích đến. Thổi sự tu sửa không ngừng trong mỗi ý niệm, lời nói, hành vi để ngày thêm tinh tấn, an khi thở, lạc khi đi. Thổi sự từ bi, trí tuệ, thổi nhịp hiểu và thương. Thổi mát lòng mình, mát lòng người, để thảnh thơi, tươi mới được tưới tẩm mỗi ngày, gọi chồi hạnh phúc lên xanh.

“Cười và thở từng nhịp yêu thương, cho chính mình và những ai có duyên gặp gỡ...” là quan điểm và lựa chọn sống mỗi ngày của tác giả bài viết, để luôn thấy mình hạnh phúc và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ đạo Phật đến những người xung quanh qua các bài viết, sản phẩm media về Phật giáo trên báo chí, mạng xã hội.

“Cười và thở từng nhịp yêu thương, cho chính mình và những ai có duyên gặp gỡ...” là quan điểm và lựa chọn sống mỗi ngày của tác giả bài viết, để luôn thấy mình hạnh phúc và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ đạo Phật đến những người xung quanh qua các bài viết, sản phẩm media về Phật giáo trên báo chí, mạng xã hội.

Những ngày này, trong hơi thở nồng nàn của đất trời, trong những niềm kính ơn chảy từ một mùa Thương, chúng con lại hân hoan khi sắp được đón mừng ngày Đức Phật đản sinh. Và đây cũng là một cơ hội cho chúng con được dừng lại, lắng lòng trong chánh niệm, nghe chính mình và nghe cuộc sống, nghe mọi người, để thấy vẻ đẹp, sự bình an từ chính mình và từ mọi người.

Để nhận ra và luôn nhớ rằng chúng con là con của Phật. Và chúng con đã – đang – sẽ là sự tiếp nối đẹp đẽ của các quý Thầy, của Thế Tôn. Để hiểu và thương, để bao dung, chuyển hóa mọi muộn phiền, khổ đau thành những nụ cười, bông hoa, thành ngọn gió tươi mát cho tâm hồn mình và dành tặng cho mọi người,

 “Về với Phật đời con sẽ đẹp

Nương câu kinh tỉnh giác thoát mê lầm”

*Bài viết được gửi từ tác giả Lương Đình Khoa, địa chỉ: Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm