Vì sao cần làm Phật sự và ai nên làm Phật sự?
Xưa nay một số người quan niệm rằng làm Phật sự là việc làm của Tăng Ni xuất gia điều này chỉ đúng có một nửa, nhân vì người xuất gia cố nhiên phải làm Phật sự, còn bằng bất kỳ người nào muốn được thọ dụng Phật pháp, tức nhiên bản thân cũng cần làm Phật sự.
Xưa nay một số người quan niệm rằng làm Phật sự là việc làm của Tăng Ni xuất gia điều này chỉ đúng có một nửa, nhân vì người xuất gia cố nhiên phải làm Phật sự, còn bằng bất kỳ người nào muốn được thọ dụng Phật pháp, tức nhiên bản thân cũng cần làm Phật sự. Nếu như đợi sau khi chết rồi nhờ bà con vì mình mà làm Phật sự, sao không ở giai đoạn khi còn sống đích thân làm một vài Phật sự, việc này có phải là tốt hơn hay sao?
Đối tượng siêu độ của Phật giáo chủ yếu là người sống, nếu như bình thường không chịu nỗ lực tu hành đợi đến lúc lâm chung ôm chân Phật, công hiệu tuy cũng khả quan nhưng không bằng chuẩn bị sẵn chỗ nương tựa thiết thực khi còn sống. Nếu như bản thân không làm Phật sự sau khi chết gia đình mời Tăng Ni xuất gia đến thay mình mà làm, công hiệu tự nhiên sẽ kém đi rất nhiều. Vì thế trong kinh Địa tạng Bồ tát bản nguyện có nói, nếu người sống làm Phật sự để siêu độ cho người chết, người chết chỉ hưởng một phần trong bảy phần công đức ngoài ra sáu phần còn lại hoàn toàn là thuộc về người sống làm Phật sự.
Nhân đây, chúng ta cần khuyến khích người nào đã đến chùa thỉnh hàng xuất gia làm Phật sự, những người này nhất định là họ đối với Phật giáo có tâm cung kính, nếu như chưa quy y Tam bảo chúng ta khuyến khích họ sớm quy y, sau khi đã quy y lại khuyên họ lần lần học tập Phật pháp như pháp tu hành điều này há không tốt hay sao?
Người nào đã đến thỉnh hảng xuất gia làm Phật sự là muốn siêu độ bà con của họ, hoặc là có tâm hoài niệm muốn làm vơi đi bao niềm đau nổi khổ của người bà con, vì thế người chủ động làm Phật sự nên ứng theo tâm nguyện của họ mà làm.
Phật pháp rất xem trọng sự thành tâm có thành tâm quyết sẽ có sự cảm ứng, người xuất gia tụng kinh bái sám cố nhiên cần phải có tâm chí thành khẩn thiết mà tụng, người nào có tâm đến thỉnh hàng xuất gia tụng kinh bái sám cũng cần phải có tâm chí thành khẩn thiết, có tâm tin tưởng tuyệt đối vào Phật sự mà người xuất gia làm, được như thế nhất định người chết sẽ đạt được sự lợi ích vô cùng.
Phật pháp xem trọng sự cảm ứng, động lực chính của sự cảm ứng là tâm chí thành khẩn thiết, tâm chí thành có cạn hay sâu thì sự cảm ứng sẽ có nhỏ hay lớn, ví như người đánh chuông nếu đánh mạnh thì tiếng kêu vang xa, còn bằng đánh nhẹ thì tiếng kêu chỉ vang gần mà thôi.
Nhân đây, đồng ở một đạo tràng làm Phật sự nhưng hiệu quả thu được lại lớn nhỏ bất đồng là do tâm chí thành có sai khác. Phật giáo chủ trương tự thân mỗi người làm Phật sự nguyên nhân là ở điểm này. Vì thế “Người nào ăn người đó no, người nào chết ngưới đó biết”, nếu như nhờ ngưới khác thay mình làm Phật sự, ở trên chỗ thọ dụng sẽ có sự sai khác, không bằng bản thân mình tự làm rất nhiều.
Ngộ nhỡ người nào chưa kịp tin Phật học Phật mà đã chết, người bà con có mối quan hệ huyết thống nên thay họ làm Phật sự là tốt nhất. Bởi vì tâm của người có mối quan hệ huyết thống thì có liên đới rất dễ hỗ tương, trong khoảng thâm tình sau khi chết cũng rất dễ dẫn phát tâm chí thành cung kính. Cho nên Bồ tát Địa tạng trong nhiều kiếp quá khứ xa xưa từng đã nhiều kiếp làm thân hiếu nữ, mỗi lần như thế đều đem tâm khẩn thiết chí thành vì vong linh mẹ mà làm Phật sự, lễ bái Phật, cúng dường Tam bảo, tụng kinh niệm Phật, cầu Phật gia bị và đều được Phật hoặc La hán hiện thân chỉ dẫn, khiến vong linh mẹ Ngài đều được siêu độ.
Nếu như người chết chẳng có bà con cốt nhục, lúc này người nào có mối quan hệ với người chết khi còn sanh tiền, hoặc người tuy không có mối quan hệ nhưng họ dễ dẫn phát tâm chí thành khẩn thiết, với các hạng người như thế mà vì người chết làm Phật sự cũng rất dễ thành tựu sự cảm ứng.
Nhân đây, chúng ta nên dặn bảo những người đó, các vị đã có tâm đến chùa thỉnh Tăng Ni làm Phật sự, trọng tâm của việc làm Phật sự là vì các vị và bà con thân thích chứ không phải là Tăng Ni, Tăng Ni làm Phật sự là công khóa thường ngày của họ, các vị làm Phật sự là vì siêu độ vong linh, cho nên các vị cùng với người bà con đều nên tham gia tụng kinh bái sám, nếu như không tụng kinh bái sám được tối thiểu cũng ở trong ngày đó tắm gội sạch sẽ, giữ gìn trai giới, không được ăn mặn và quan hệ vợ chồng mà chuyên tâm trì niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm