Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/02/2022, 15:42 PM

Vì sao có cách xưng hô con với thầy trong Phật giáo?

Trong đạo Phật, bậc thầy dạy đạo có tiếp nhận đồ chúng Tăng Ni, Phật tử, thì thầy là người vừa dạy đạo, truyền giới cũng vừa thay cha me để bảo dưỡng đệ tử, nên đệ tử gọi thầy bằng “Sư phụ”, xưng hô với Thầy bằng “con”.

Ngôn ngữ “con” có từ vô thỉ, ở thời kỳ mọi người sống du mục, thời kỳ sống cộng đồng, thời kỳ tiến bộ đều có ngôn ngữ “con”. “Con” có từ khi cha me sanh ra thật thiêng liêng, nên thơ yêu dấu, dễ tiếp nhận. Về lễ nghi trong đạo ngoài đời đều có xưng hô bằng “con” với các bậc trưởng thượng cao niên.

Thời kỳ Đức Phật giáo hóa, chư tôn giả khi bạch lên Phật một điều gì... cũng xưng bằng “con”, như: ngưỡng bạch Đức Thế Tôn, “chúng con” xin thành tâm kính lễ Đức Thế Tôn, Ngài là bậc ứng cúng cao thượng, chánh biến tri do Ngài tu học không thầy chỉ dạy - “con” xin thành tâm kính lễ Đức Thế Tôn, Ngài là bậc ứng cúng cao thượng, chánh biến tri do Ngài tu học không thầy chỉ dạy. Cung cách ứng xử với các bậc trên trước của người xưa trở thành lễ nghi khuôn phép, luật đạo. Ngược lại thì Đức Phật tôn xưng: ”Ta nói cho các “Ông” nghe - Này An nan, hãy lắng nghe, sau khi Ta tịch diệt, các Ông phải lấy giới luật làm “thầy”...

Việc xưng “con” trong nhà Phật thuộc lễ nghi khuôn phép, như vị sữa thơm tạo thêm năng lượng chốn thiền lâm, không thể thiếu giữa chư Tăng Ni đối trước các bậc tôn túc.

Việc xưng “con” trong nhà Phật thuộc lễ nghi khuôn phép, như vị sữa thơm tạo thêm năng lượng chốn thiền lâm, không thể thiếu giữa chư Tăng Ni đối trước các bậc tôn túc.

Nguyên tắc xưng hô và hành xử cơ bản trong chốn thiền môn

Trong đạo Phật, bậc thầy dạy đạo có tiếp nhận đồ chúng Tăng Ni, Phật tử, thì thầy là người vừa dạy đạo, truyền giới cũng vừa thay cha me để bảo dưỡng đệ tử, nên đệ tử gọi Thầy bằng “Sư phụ”, xưng hô với Thầy bằng “con”. Trong quá trình tu học với “Sư phụ”, vị thầy gọi đệ tử (trẻ tuồi, Tăng Ni sinh, chú Tiểu) bằng “con” và tự xưng bằng “Thầy hay Sư phụ”. Đối với chư Tăng Ni từ trung niên đến cao niên thì Sư phụ tự xưng là “thầy”, gọi đệ tử bằng “huynh đệ”, “thầy” hay “ông”.

Việc xưng “con” trong nhà Phật thuộc lễ nghi khuôn phép, như vị sữa thơm tạo thêm năng lượng chốn thiền lâm, không thể thiếu giữa chư Tăng Ni đối trước các bậc tôn túc. Như trong bài sám hối, khi đối thú an cư: ”Bạch đại đức, “con” ở trong các tội nặng đều không phạm, còn tất cả oai nghi vi tế, sợ có chỗ lỗi lầm mà không tự hay biết, cầu xin Đại đức từ bi chỉ thị cho, để “chúng con” tiện sám hối...” (trang 226, Giới đàn Tăng,, phép sám hối).

Bậc Thầy dạy đạo có tiếp nhận đồ chúng Tăng Ni, Phật tử, thì Thầy là người vừa dạy đạo, truyền giới cũng vừa thay cha me để bảo dưỡng đệ tử, nên đệ tử gọi Thầy bằng “Sư Phụ”, xưng hô với Thầy bằng “con”.

Bậc Thầy dạy đạo có tiếp nhận đồ chúng Tăng Ni, Phật tử, thì Thầy là người vừa dạy đạo, truyền giới cũng vừa thay cha me để bảo dưỡng đệ tử, nên đệ tử gọi Thầy bằng “Sư Phụ”, xưng hô với Thầy bằng “con”.

Chắp tay và cách xưng hô của người Phật tử

Đối với Phật tử, thầy cũng gọi bình thường bằng “ông, bà, chú, bác, anh, chị” hay gọi chung là “đạo hữu”, “quý Phật tử”, “ông thiện nam”, “bà tín chủ”. Không xưng hô bằng “con”

Đối với những vị tu sĩ thuộc hàng Sa di, Sa di ni, Tịnh nhơn nam nữ xuất gia, chú tiểu, ông đạo ở chùa, tuy có sự cách biệt với thế gian, nhưng chưa phải là hàng xuất gia thật sự, chưa “xuất Sư” chưa phải làm “thầy sư” cách xưng hô không giống như xưng hô với các bậc giáo phẩm, Phật tử không phải xưng hô bằng “con”.

Tại các Tịnh xá Khất sĩ tôn xưng với nhau bằng “con trò”, con là con của chúng sanh chung, trò là trò của Đức Như Lai. Còn về cách tôn xưng giữa bậc giáo phẩm Trưởng lão, trên trước với hàng đệ tử Tăng Ni, Phật tử cũng giống như các tự viện Bắc tông

Cúi đầu đảnh lễ thánh hiền tăng

Năm xưa nơi bến nước Sông Hằng

Thế Tôn đi mãi trong lộng gió

Hình bóng ngàn thu như ánh trăng

Tìm ra chơn lý dưới bồ đề

Hội nhập độ đời thoát khổ mê

Tam chuyển pháp luân từ đạo đế

Khổ, tập, diệt mê bước chân về

Bên gối chân Thầy họ Thích Ca

Trung Thiên Điều Ngự cõi ta bà

Hai ngàn năm chín như còn đó

Hình bóng Thế tôn bên tâm ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Hỏi - Đáp 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Nghề nào nghiệp nấy

Hỏi - Đáp 14:00 30/03/2024

Hỏi: Tôi làm hướng dẫn viên du lịch nên phải dẫn khách đến các nhà hàng, hỗ trợ khách gọi món ăn thường là các loại hải sản tươi sống. Như vậy có phạm giới sát không? Và nghề này có chánh mạng không?

Làm sao để nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải thức dậy sớm?

Hỏi - Đáp 12:00 30/03/2024

Hỏi: Câu hỏi từ một em thiếu nhi: Làm thế nào có thể nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải dậy sớm?

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Xem thêm