Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/03/2023, 16:40 PM

Vì sao có người không thể niệm câu “A Di Đà Phật”?

Trong đời quá khứ có nhiều thiện căn, nhiều phước đức, người ấy mới nghe một câu A Di Đà Phật bèn sanh tâm hoan hỷ, khăng khăng một mực thật thà niệm mãi, chẳng phải là chuyện đơn giản! Vì thế, phàm là người niệm Phật vãng sanh, tuyệt đối chẳng phải là tu trong một đời.

Trì danh hiệu Phật là phước! Người chịu niệm Phật là có phước. Không thể niệm Phật là vì sao? Vì bạc phước! Đúng là có không ít người, dạy họ niệm một câu Phật hiệu sáu chữ “Nam-mô A Di Đà Phật”, thậm chí đơn giản hơn một chút là bốn chữ A Di Đà Phật, họ cũng chẳng thể niệm được.

Trên hoa sen có tên người niệm Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiện thời có một phương pháp để tu nhiều thiện căn, nhiều phước đức rất dễ dàng. Pháp dễ dàng là như thế nào? Niệm A Di Đà Phật, thiện căn và phước đức của quý vị thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng niệm A Di Đà Phật, tu thiện căn và phước đức hết sức khó khăn, tỏ rõ công đức thù thắng chẳng thể nghĩ bàn của câu Phật hiệu. Nói thật thà, câu Phật hiệu này tuy rất dễ niệm, [chỉ là] “Nam-mô A Di Đà Phật” hoặc A Di Đà Phật, có mấy ai chịu niệm? Không chịu niệm! Người thật sự chịu niệm câu Phật hiệu sẽ như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: Nhất định là từ đời quá khứ trong vô lượng kiếp cho tới nay, thiện căn do người ấy tu tập, tích lũy nay đã chín muồi, tức là: Thiện căn và phước đức đã chín muồi, nay lại được mười phương chư Phật Như Lai âm thầm gia trì, che chở, đó là nhân duyên. Mười phương hết thảy chư Phật Như Lai gia trì, nhiều nhân duyên đấy nhé!

Do trong đời quá khứ có nhiều thiện căn, nhiều phước đức, người ấy mới nghe một câu A Di Đà Phật bèn sanh tâm hoan hỷ, khăng khăng một mực thật thà niệm mãi, chẳng phải là chuyện đơn giản! Vì thế, phàm là người niệm Phật vãng sanh, tuyệt đối chẳng phải là tu trong một đời, mà là đã tu tập, tích lũy nhiều đời, nhiều kiếp, tới đời này chín muồi.

Người có thiện căn phước đức nhân duyên ít, khi gặp được pháp môn này, họ sẽ không tin tưởng, họ hoài nghi, không thể tiếp nhận. Cho nên chúng ta biết được, người tiếp nhận pháp môn này, hoan hỉ với pháp môn này là người rất cừ khôi, không phải người thông thường. Lời nói này không phải chúng ta nói, là Phật nói ở trên kinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm