Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/09/2022, 10:00 AM

Vì sao Đức Phật cấm uống rượu?

“Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được. Vì như vậy là trái với tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu thì dễ tạo các tội lỗi”.

Trong kinh Phạm Võng: Việc uống rượu làm tổn thương chính bản thân mình, nên kết tội khinh cấu. Người nào bán rượu, đặt rượu gây tổn hại tới nhiều người khác, to lớn, nên kết căn thành bổn trọng tội. Cũng không được bảo người và tất cả chúng sanh uống rượu, huống chi là tự mình uống! Tất cả các thứ rượu, Phật tử không được uống. Nếu mình cố uống hoặc bảo người uống, Phật tử này phạm khinh cấu tội.

Rượu làm lợi thân tâm thì ít mà làm hại thân tâm thì rất nhiều, do đó chúng ta không nên uống.

Rượu làm lợi thân tâm thì ít mà làm hại thân tâm thì rất nhiều, do đó chúng ta không nên uống.

Theo Phật pháp: Nguyên nhân chính khi uống rượu, tâm tính con người sẽ mê loạn. Còn theo khoa học: Tất cả các loại rượu đều có chất tửu tinh, là thứ dịch thể trong suốt, không màu sắc, dễ lưu động, dễ đốt cháy. Khi cháy, phát lửa màu lam. Chất này làm tiêu hao sinh lực, khiến sự hấp thụ chất đản bạch, các sinh tố cùng chất khoảng bị giảm thiểu. Kết quả là dinh dưỡng của cơ thể suy tổn trầm trọng, can tạng bị thương tổn lớn. Bất cứ loại rượu nào, dù là hàm lượng tửu tinh rất ít, cũng gây tổn thương cho cơ thể. 

Vì tửu tinh là chất kích thích, khi đã xâm nhập vào não và các tạng: tâm, phế, vị, can, thận thì mắt, tai, mũi, miệng và sự tuần hoàn của huyết dịch đều bị tổn thương không nhỏ. Vì thế, muốn giữ cho tâm ý được thanh thản, bình tĩnh, ngũ tạng và sự tuần hoàn huyết dịch không bị thương tổn, tinh thần không bị sự kích thích của tửu tinh làm hại, chúng ta nên nhận thức một cách thực tế là cần phải triệt để ngăn cấm việc uống rượu.

Thế giới hiện nay mắc nhiều chứng bịnh thần kinh, điên cuồng, khủng hoảng. Dù tình trạng ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng uống rượu quá độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh ấy. 

Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được. Vì như vậy là trái với tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi”. 

Phật dạy tiếp theo: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Như trong Đại Trí Độ Luận đã thuyết minh: “Uống rượu sanh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”. 

Ngoài ra, các kinh khác như kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi, kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng, cũng đều nói uống rượu sanh ra ba mươi sáu thứ tội lỗi. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi nói: “Đức Phật dạy người sanh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi”. 

>> Mời quý vị cùng xem thêm video giải thích "Tại sao Đức Phật cấm uống rượu?" dưới lời giảng dạy của HT. Tịnh Không: 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Xem thêm