Thứ, 27/05/2019, 09:00 AM

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Sự kiện Đức Phật nhập mẫu thai dưới hình tượng voi trắng sáu ngà nêu biểu cho sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ. Sáu chiếc ngà tượng trưng cho lục độ vượt qua mọi chướng ngại, ma tà, qua đó phát huy những Ba la mật toàn hảo gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Hình tượng voi trong một kiếp tiền thân của Đức Phật

“Tạp Bảo Tạng Kinh” có nói: tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng là một chú voi trắng sáu ngà (lục nha bạch tượng). Vào thời lâu xa, trong thâm sơn có một bầy voi rất lớn, vua của bầy voi là một con voi trắng có 6 ngà, cả bầy voi 500 con từ lớn tới nhỏ đều nằm dưới sự thống lĩnh của Tượng vương. Trong đàn có 2 con voi là vợ của voi trắng 6 ngà, một con tên là Hiền, còn lại tên là Thiện Hiền.

“Tạp Bảo Tạng Kinh” có nói: tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng là một chú voi trắng sáu ngà (lục nha bạch tượng). Ảnh minh họa

“Tạp Bảo Tạng Kinh” có nói: tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng là một chú voi trắng sáu ngà (lục nha bạch tượng). Ảnh minh họa

Bài liên quan

Một hôm voi trắng 6 ngà đi dạo chơi, phát hiện trong rừng có một hồ nước, bên trong hồ có rất nhiều hoa sen đẹp. Trong số những hoa sen ấy có một bông hoa quý, voi chúa bèn lấy vòi ngắt lấy bông hoa để tặng cho Hiền vì nó rất thích hoa sen. Vừa lúc ấy Thiện Hiền đi ngang qua thấy voi chúa đang hái bông hoa sen quý bèn nói với tượng vương rằng: “bông hoa mới đẹp làm sao, hãy tặng cho em đi” rồi lấy bông hoa cài lên đầu mình. Hiền nhìn thấy vậy trong lòng không vui nghĩ rằng: trượng phu đem hoa quý tặng cho Thiện Hiền mà không tặng cho ta, có thể thấy ông ta yêu Thiện Hiền còn hơn cả yêu ta nữa. Hiền càng nghĩ càng thương tâm và ôm hận. Trên núi cao có một cái tháp, Hiền bèn trèo tới đó rồi phát lời thề: “kiếp sau ta sẽ làm người để trả thù những điều ta phải chịu ngày hôm nay, ta phải hạ cho được voi chúa và vặt 6 cái ngà của nó.” Hiền từ trên núi cao nhảy xuống tự sát.

Không lâu sau Hiền đầu thai làm công chúa của vương quốc Tì Đề Hải. Công chúa dung nhan tú lệ, phong thái nhã nhặn, sau khi lớn lên được gả cho vua nước láng giềng là Phạn Ma Đạt Vương làm vương hậu. Quốc vương nước láng giềng vô cùng yêu chiều bà vương hậu mĩ lệ này.

Vương hậu không quên mối hận kiếp trước, một ngày bà giả bệnh nằm trên giường kêu than. Quốc vương sau khi nghe biết bèn lập tức đến bên cạnh bà hỏi han. Vương hậu nói với quốc vương: “thiếp nghĩ tới một chiếc giường làm bằng ngà voi, nếu như thiếp được ngủ trên chiếc giường đó thì bệnh của thiếp tự nhiên sẽ khỏi, nếu không có được chiếc giường bằng ngà voi thì thiếp sẽ chết mất. Quốc vương bèn nói: đất nước ta cai trị vô cùng giàu có, một chiếc giường bằng ngà voi thì đâu có gì là khó”. Vương Hậu bèn nói rằng: “ngà voi bình thường chẳng thể được. Trong rừng sâu có một bầy voi rất lớn, voi chúa là một con có 6 cái ngà trắng, nhất định phải dùng 6 cái ngà của voi chúa làm thành giường thì bệnh thiếp mới khỏi”. Nghe lời thỉnh cầu của Vương Hậu, quốc vương cho truyền thông cáo tới thợ săn trên toàn quốc “có ai có thể đem tới vương cung ngà của voi trắng 6 ngà thì sẽ được thưởng 100 lượng vàng ròng”.

Duc Phat 4

Một người thợ săn tình nguyện lên đường mang theo cung và tên độc tiến vào rừng sâu. Vì không muốn đàn voi phát hiện mình mang cung tên, hắn khoác lên mình chiếc áo cà sa của người tu hành. Lúc này voi trắng 6 ngà đang dẫn bầy voi trắng đi kiếm ăn, đứng trên nơi cao nhìn xuống, Thiện Hiền phát hiện người thợ săn mặc chiếc áo cà sa liền lập tức báo cho chồng: “ở đằng kia có người đi tới”.

Voi trắng 6 ngà hỏi: “người này mặc y phục như thế nào?”. Thiện Hiền đáp: “anh ta mặc cà sa”. Voi trắng 6 ngà bèn nói: “người trên thân mang áo cà sa là người tu hành, sẽ không làm hại đến chúng ta đâu”. Thế rồi đàn voi lại tiếp tục kiếm ăn một cách lặng lẽ. Người thợ săn nhanh chân tiến vào gần, tay lấy ra bộ cung tên giấu trong áo cà sa, nhằm về phía voi trắng 6 ngà bắn ra 1 phát tên. Phát bắn này không trúng tới voi trắng 6 ngà; nó lập tức kéo đàn voi tháo chạy. Người thợ săn vội vã đuổi theo đàn voi, trong lúc sơ ý đã vấp phải khúc cây gỗ ngã nhào; đàn voi lần chạy tới muốn đem người thợ săn nghiền thành bánh thịt. Voi trắng 6 ngà bèn lệnh ngăn lại :” đừng làm hại tới người này!”.

Bài liên quan

Thiện Hiền bèn hỏi: “phu quân chẳng phải nói người trên thân mặc áo cà sa chẳng làm hại chúng ta sao?” Voi trắng 6 ngà cảm kích nói: “lỗi sai không nằm ở chiếc áo cà sa, mà ở tại cái tâm tham lam, sân nộ và mê lầm của con người.” Nó hỏi người thợ săn: “tại sao anh cần phải giết tôi?” Người thợ săn đáp: “Quốc vương Phạn Ma Đạt cần lấy 6 chiếc ngà của ngài. Có ai đủ sức lấy ngà của ngài tiến cống vương cung sẽ được nhận thưởng 100 lượng vàng ròng.” Nghe người thợ săn nói vậy, voi trắng 6 ngà bèn đi tới một gốc cây lớn, tự móc ngà vào rễ cây mà bẻ gãy ngà của mình sau đó dùng vòi cuộn 6 chiếc ngà lại đưa tới chỗ người thợ săn và nói: “anh đem chúng đi đi. Hi vọng tôi sau này có thể giống như việc bẻ gãy 6 chiếc ngà này, bẻ gãy hết thảy tâm tham lam, tâm sân hận và tâm si mê của chúng sinh.”

Người thợ săn đem 6 chiếc ngà về hiến cho Quốc vương Phạn Ma Đạt đồng thời kể lại câu chuyện của những chiếc ngà này. Vương hậu nghe xong vô cùng ân hận: “tại sao ta phải làm hại đến một tâm hồn cao thượng như vậy?” Kể từ đó bà nhất tâm tu hành, tích lũy công đức và tới kiếp người sau đó bà trở thành một người xuất gia tu đạo.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, một hôm Ngài đang thuyết pháp cho thiên long quỉ thần và bốn chúng đệ tử nghe, trong số thính giả ấy có một sư bà (đại tỳ kheo ni), nhìn đức Phật rồi phá lên cười, chốc lát lại òa lên khóc, mọi người đều lấy làm lạ! A Nan bạch đức Phật: “Tại sao sư bà nầy lại chứng được quả La Hán? Vì sao bà lại vừa vui vừa buồn một cách thất thường như thế? Xin Ngài giải thích cho chúng con hay”.

Đức Phật nói với A Nan: “Bạch tượng vương là tiền thân của ta, Thiện Hiền nay là Cù Di (GOPIKÀ) – tức là Gia Du Đà La – Hiền nay chính là vị sư bà đó; nhờ có thần thông biết được kiếp trước, sở dĩ buồn khóc là vì tâm ưa gây sự, sở dĩ vui cười vì đã từng hãm hại người hiền lương mà lại chứng đạo”. Vì thế, các giới thính giả có mặt hôm đó đều nghĩ rằng: gây ác nhân với đức Phật mà còn được độ thoát, huống nữa là tạo thiện nhân… Do đó, mọi người đều phát vô thượng tâm, nguyện cứu độ tất cả 10 phương chúng sinh.

Đức Phật nói với A Nan: “Bạch tượng vương là tiền thân của ta, Thiện Hiền nay là Cù Di (GOPIKÀ) – tức là Gia Du Đà La – Hiền nay chính là vị sư bà đó; nhờ có thần thông biết được kiếp trước, sở dĩ buồn khóc là vì tâm ưa gây sự, sở dĩ vui cười vì đã từng hãm hại người hiền lương mà lại chứng đạo”. Ảnh minh họa

Đức Phật nói với A Nan: “Bạch tượng vương là tiền thân của ta, Thiện Hiền nay là Cù Di (GOPIKÀ) – tức là Gia Du Đà La – Hiền nay chính là vị sư bà đó; nhờ có thần thông biết được kiếp trước, sở dĩ buồn khóc là vì tâm ưa gây sự, sở dĩ vui cười vì đã từng hãm hại người hiền lương mà lại chứng đạo”. Ảnh minh họa

Ý nghĩa hình tướng voi trắng

Bài liên quan

Vào một ngày trăng tròn, hoàng hậu Ma Da - mẫu thân tương lai của Đức Phật, vốn là công chúa của dòng họ Koliyan - một chi tộc thuộc dòng Thích-ca, trong khi bà đang trì giới vesaka (một khóa chuyên tu đoạn thực), thì Bồ Tát Tất - Đạt - Đa từ cung trời Đâu Suất trong hình tướng một Bạch tượng sáu ngà giáng nhập vào bào thai của bà.

Trong thời điểm đó, voi đóng vai trò cốt yếu trong chiến tranh, vận chuyển và được coi là biểu tượng hùng mạnh của một đất nước. Đặc biệt, voi trắng (bạch tượng) còn đại diện cho trí tuệ toàn hảo và quyền lực lãnh đạo của hoàng gia. Theo bố trí quân sự thông lệ lúc đó, nhà vua tổ chức bốn đội chiến binh, đội tượng binh là hàng tiên phong đóng vai trò như lá chắn khiên vững chắc, lớp thứ hai là đội kị binh, tiếp theo là đội chiến xa (các cỗ xe chiến đấu), và bọc hậu sau cùng là đội bộ binh.

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi biểu thị sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Và điều đó cũng ngụ ý rằng Đức Phật sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại vô minh, bằng việc sử dụng sáu chiếc ngà tượng trưng cho lục độ vượt qua mọi chướng ngại, ma tà, qua đó phát huy những Ba la mật toàn hảo gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi biểu thị sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Ảnh minh họa

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi biểu thị sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Ảnh minh họa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm