Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/05/2019, 07:30 AM

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Đức Phật Giáng sinh nơi nhân gian là một sự kiện có thật trong lịch sử nhân loại. Hơn hai nghìn năm qua, ánh sáng mà Đấng Giác Ngộ mang đến vẫn tiếp tục chiếu rọi cho bao mê lầm được gột rửa, cho bao tà kiến được quay về nẻo chính, cho bao cuộc đời đau khổ đi đến hạnh phúc, giác ngộ.

>>ĐỨC PHẬT

Đức Phật Giáng sinh nơi nhân gian là một sự kiện có thật trong lịch sử nhân loại. Hơn hai nghìn năm qua, ánh sáng mà Đấng Giác Ngộ mang đến vẫn tiếp tục chiếu rọi cho bao mê lầm được gột rửa, cho bao tà kiến được quay về nẻo chính, cho bao cuộc đời đau khổ đi đến hạnh phúc, giác ngộ.

Đức Phật Giáng sinh nơi nhân gian là một sự kiện có thật trong lịch sử nhân loại. Hơn hai nghìn năm qua, ánh sáng mà Đấng Giác Ngộ mang đến vẫn tiếp tục chiếu rọi cho bao mê lầm được gột rửa, cho bao tà kiến được quay về nẻo chính, cho bao cuộc đời đau khổ đi đến hạnh phúc, giác ngộ.

1. Nhân duyên Đức Phật Thích Ca giáng sinh: Vì muốn chúng sinh được tri kiến thanh tịnh của Phật

Bài liên quan

Tại sao chúng sinh đau khổ? Tại sao chúng sinh chịu cảnh luân hồi sinh tử? Sự thực là, chúng sinh bao đời, bao kiếp, mỗi thời, mỗi khắc luôn bị ham muốn dày vò, bị sân hận thiêu đốt, bị si mê thúc giục...tất cả điều đó khiến tâm chúng sinh không còn minh, trí chúng sinh không còn sáng.

Đức Phật vì thấu triệt được nỗi đau khổ chúng sinh đang mang, đang bị trói buộc mà giáng sinh nơi nhân gian nhằm chỉ bày cho chúng sinh “mở được tri kiến thanh tịnh của Phật”. “Tri kiến thanh tịnh của Phật” là nhận thức không bị nhiễm ô bởi bất kỳ điều gì, đó còn gọi là ánh sáng của Giác Ngộ hoàn toàn, rốt ráo. Đức Phật là bậc đại giác ngộ, đã chứng nghiệm điều đó. Tri kiến thanh tịnh hay ánh sáng giác ngộ chỉ đến từ bên trong - mỗi người, mỗi cá nhân, mỗi chúng sinh. Khi chúng sinh bị dẫn lối bởi ham đắm, dục vọng thì ánh sáng của giác ngộ, tức Phật tính sẽ bị đóng lại. Vì vậy, việc “mở” được cánh cửa của nhận thức bên trong mỗi người - chính là chìa khóa để giải thoát khổ đau, giác ngộ hoàn toàn.

Đức Phật giáng sinh không chỉ giúp chúng sinh trả lời được nguyên nhân đau khổ, mà còn chỉ rõ bản chất của hạnh phúc thế gian là thường còn, là giả tạm. Vì thế Đức Phật giáng sinh mục đích là để “đánh thức” chúng sinh thoát khỏi cơn mê, chỉ rõ cho chúng sinh thấy dù sang, vui, hạnh phúc, xinh đẹp, viên mãn hay thành tựu...cũng chỉ là cơn mê dài, không phải chân hạnh phúc thực sự, điều đó cũng không đưa đến giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Đức Phật vì thấu triệt được nỗi đau khổ chúng sinh đang mang, đang bị trói buộc mà giáng sinh nơi nhân gian nhằm chỉ bày cho chúng sinh “mở được tri kiến thanh tịnh của Phật”.

Đức Phật vì thấu triệt được nỗi đau khổ chúng sinh đang mang, đang bị trói buộc mà giáng sinh nơi nhân gian nhằm chỉ bày cho chúng sinh “mở được tri kiến thanh tịnh của Phật”.

2. Vì muốn cho chúng sinh tri kiến của Phật

Bài liên quan

“Tri kiến của Phật” là tri kiến nhìn thấu/thông suốt, rõ suốt khắp cả, mọi sự, mọi vật như - nó - là (là thế, là vậy, vốn thế, vốn vậy; là cái nhìn, quan sát không bị che lấp, không bị chi phối, không bị ràng buộc bởi bất tịnh, bất an, bởi ham đắm, chấp trước, mê mờ, ngã mạn…). Tri kiến của Phật là tâm an bình, thanh tịnh, trong sáng, không nhiễm ô.

Nhận thức của chúng sinh luôn do/bị ngũ dục làm người dẫn đường nên không thấy được thực tướng của mọi sự, mọi vật, không tìm ra nguyên nhân của đau khổ và cách thức chấm dứt đau khổ, luân hồi, vì vậy cứ mãi trôi lăn trong tái sinh sống, chết, sướng khổ, thành bại, vinh nhục, hơn thua…

Đức Phật giáng sinh nhằm “mục đích chỉ rõ cho chúng sinh tri kiến của Phật” tức là tri kiến đã tìm ra được nguyên nhân của sự khổ não, luân hồi là do ái dục. Vì ái dục khiến ta mê mờ, độn ám tâm trí (vô minh) - ta nhìn không đúng bản chất của thực tại; không biết mọi sự, mọi vật do đủ điều kiện, nhân duyên kết hợp lại mà thành, khi không hợp lại thì chúng sẽ ta ra, chúng không bền chắc, không có gì mãi bền chắc. Ta không biết nên cứ mãi tham ái, bám chấp, đắm chìm mê man bao ngày, bao tháng, bao năm, bao kiếp, chẳng tỉnh cơn mê.

3. Vì muốn cho chúng sinh tỏ ngộ tri kiến của Phật

Đức Phật giáng sinh nhằm muốn chúng sinh không chỉ “biết/thấy” tri kiến Phật mà còn “tỏ ngộ” tức thấy rõ, thấy đúng thực tại, tức thấu rõ, thấu tri kiến Phật. Vì vậy Đức Phật đã dùng các phương pháp phương tiện để cho chúng sinh “tỏ ngộ” - chúng sinh tự giải mã được đau khổ mà họ đang mang, tức họ tự giác ngộ. Đó cũng là lúc chúng sinh mới hiểu được đức Thế Tôn trở thành Đấng Giác Ngộ là vì đã chặt dứt được vô minh phiền não tức Phật đã chấm dứt được đau khổ, tái sinh luân hồi. Đức Phật đã chỉ ra (tỏ ngộ): chính ái dục là nguyên nhân của khổ đau, luân hồi. Bản chất của ái dục là lòng tham đắm, là ham muốn, là chấp trước. Nhận rõ được điều đó là chấm dứt mở ra sự an lạc, tự tại, tự do, tự chủ.

Vì thế, Đức Phật giáng sinh không chỉ nhằm cho chúng sinh thấy rõ được sự khổ mà còn cho chúng sinh pháp để trị khổ, dứt khổ, để lìa mê, quay về nẻo giác ngộ. Đức Phật như vi lương y, tùy bệnh mà cho thuốc; vì lòng thương chúng sinh, muốn làm lợi ích an vui cho hết thảy chúng sinh Đức Phật tùy người mà đưa pháp phương tiện, tùy duyên mà dùng lời lẽ, thí dụ để chúng sinh tự tỏ ngộ được tâm mình.

Đức Phật đưa ra các cách thức để chúng sinh tịnh hóa bản thân, chấm dứt vô minh, mê lầm, chấm dứt đau khổ, để chúng sinh mở được cánh của của tự giác ngộ, thể nhập vào tri kiến của Phật, để bước đi trong ánh sáng của tự do, tự tại, giải thoát.

Đức Phật giáng sinh nhằm muốn chúng sinh không chỉ “biết/thấy” tri kiến Phật mà còn “tỏ ngộ” tức thấy rõ, thấy đúng thực tại, tức thấu rõ, thấu tri kiến Phật.

Đức Phật giáng sinh nhằm muốn chúng sinh không chỉ “biết/thấy” tri kiến Phật mà còn “tỏ ngộ” tức thấy rõ, thấy đúng thực tại, tức thấu rõ, thấu tri kiến Phật.

4. Vì muốn cho chúng sinh chứng nhập vào tri kiến của Phật

Bài liên quan

Đức Phật thấu rõ tâm chúng sinh còn ham đắm, ngã mạn, người lanh kẻ độn, người cao kẻ thấp...nên đã dùng vô số phương tiện, hết thảy nhân duyên, lời lẽ, thí dụ mà bày ra pháp Tiểu thừa...là để chúng sinh được nếm pháp vị dần theo đó mà tin theo Phật, hiểu rồi tự thực hành đi đến giải thoát và cuối cùng được “Nhất Thiết Chủng Trí” - là Trí huệ Trung đạo của Phật - đó là con đường tránh xa cả hai thái cực hoặc hưởng thụ dục lạc hoặc khổ hạnh ép xác. Đó cũng chính là Phật thừa - phép tu tự giác ngộ, tự chứng đắc, tự giải thoát khỏi đau khổ, làm chủ luân hồi.

Như thế, đức Thế Tôn cao quý giáng sinh không chỉ làm cho chúng sinh hiểu rõ được đau khổ, bản chất của đau khổ mà còn đưa phương tiện pháp như cho bè vượt qua sông mê để chấm dứt được đau khổ, chứng ngộ được hương vị giải thoát. Vì thế, tùy theo căn cơ, chủng tính, tùy thời, tùy xứ....mà chúng sinh người thì chăm chỉ nghe pháp mà tin theo, người thành tâm lễ bái, người dùng pháp niệm Phật, người thì giữ Giới luật thanh tịnh, người thì chăm thiền định, người theo Bát Chính đạo...mỗi mỗi pháp pháp đều là cách thức để tâm chúng sinh được an định, tĩnh lặng, tỉnh thức lúc đó trí tuệ sẽ bừng nở...cứ như giác ngộ cho đến khi thể/chứng nhập vào tri kiến Phật - được xúc chạm vào hương vị của tâm an lạc, hạnh phúc tự tại, giải thoát, giải thoát hoàn toàn.

Tóm lại, trong đời quá khứ, Đấng Giác Ngộ với lòng từ bi, trí tuệ Ngài nhận rõ đau khổ của chúng sinh, thấy rõ những mê lầm chúng sinh đang mắc mà Ngài giáng sinh cõi Ta bà.

TS. Lương Thu Hường - Bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm