Vì sao người mới mất không nên đụng vào thân thọ?
Sau khi thần thức rời khỏi thân xác rồi thì họ hoàn toàn không còn cảm giác gì, nhưng lúc họ vừa mới rời khỏi thì có. Cho nên lúc này là lúc quyết định.
Niệm Phật chưa nhất tâm lâm chung rất cần trợ niệm
Xưa kia chư vị Đại Đức Tổ Sư có dạy chúng ta khi giúp các vị liên hữu trợ niệm vãng sanh điều đặc biệt phải chú ý không được chạm vào người của họ, không chỉ là không được chạm vào cơ thể mà ngay cả giường chiếu của họ cũng không được đụng vào, vì lúc này họ có đau khổ, khi họ đau khổ họ sẽ sanh tâm sân hận, sanh tâm sân hận sẽ gây bất lợi cho họ.
Vậy người niệm Phật khi dấy khởi tâm sân hận thì coi như họ cắt đứt duyên vãng sanh rồi. Ở con người bình thường sanh tâm sân hận, mình phải xem nghiệp lực của họ, nghiệp chướng nặng họ sẽ đọa vào địa ngục. Cho dù nghiệp chướng không nặng đi nữa, thì họ cũng sẽ đầu thai vào loài súc sanh. Họ đầu thai vào loài gì trong đường súc sanh? Loài rắn độc, loài thú dữ, họ sanh vào loại này. Vì tâm sân mà đi đầu thai.
Cho nên trong tám tiếng đồng hồ khi vừa chết, nhất định không được đụng vào người của họ, tốt nhất là sau mười hai đến mười bốn tiếng đồng hồ, lúc đó mới hơi an toàn. Sau đó bạn có thể thay quần áo cho họ, nhập liệm họ. Vì sau khi con người tắt thở, thần thức chưa có rời khỏi ngay, bạn phải hiểu cái lý này. Nhưng nếu thật sự niệm Phật vãng sanh thì không có thân trung ấm.
Việc này ở trong kinh, đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có thân trung ấm. Tắt thở là đi ngay:
– Thứ nhất là người niệm Phật, người vãng sanh vừa tắt thở thì liền sang thế giới Cực Lạc ngay.
– Thứ hai là được sanh thiên, phước trời rất lớn, họ không có trung ấm, tắt thở rồi họ sanh thiên ngay.
– Thứ ba là đọa địa ngục, đọa địa ngục không có trung ấm, khi vừa tắt thở thì lập tức đọa địa ngục ngay.
Ba hạng người này, ngoài ra tất cả đều có trung ấm. Cái khổ của địa ngục đó không biết là nghiêm trọng biết bao nhiêu so với tứ đại phân tán. Cho nên khổ nhỏ họ không nhận, họ lại không nhận nó mà để đi nhận khổ lớn!
Tâm tư nguyện vọng của người sắp lâm chung
Trích HT. Tịnh Không khai thị lúc lâm chung
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm Phật chính là tích đức
Kiến thức 09:21 24/11/2024Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Xem thêm