Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/08/2021, 09:07 AM

Vì sao Nhật Bản là quốc gia sùng kính đạo Phật?

Phật giáo đã du nhập vào nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản. Ở Nhật Bản, Phật giáo là tôn giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, ăn sâu vào đạo đức, lối sống của người Nhật.

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản như thế nào?

Ra đời ở Ấn Độ, trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, Phật giáo đã dần trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tư tưởng, tinh thần của con người.

Từ thế kỷ I TCN., Phật giáo đã vượt qua khỏi biên giới Ấn Độ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang nhiều nước ở châu Á, trong đó có Nhật Bản. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ V, Nhật Bản bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lược, cướp bóc của cải và bắt các thợ lành nghề từ Triều Tiên, Trung Quốc về Nhật Bản. Trong số những người bị bắt đó, không chỉ có nhiều người mang kỹ thuật mới về cho người Nhật, mà cùng với họ là những người mang những sắc thái khác nhau của nền văn minh từ lục địa đến quần đảo Nhật Bản. Một trong số những người thuộc nhóm thứ hai là các nhà truyền bá tư tưởng Phật giáo.

Các nhà sư Nhật Bản muốn xây chùa... trong không gian

Đạo Phật chính thức được đón nhận ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI mà theo nhiều tài liệu là vào năm 538. Từ đó trở đi, Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nền văn hóa xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, đạo Phật ở Nhật Bản không phải là bản sao trực tiếp từ Ấn Độ, mà trước khi vào Nhật Bản, đạo Phật đã phát triển ở Trung Quốc và ở một mức độ nhất định, bị biến đổi ở Triều Tiên. Khi du nhập vào Nhật Bản, đạo Phật, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã được bản địa hóa cho phù hợp với trình độ nhận thức và để có thể kết hợp với một số tín ngưỡng bản địa nhằm thâm nhập một cách thuận lợi vào quần chúng nhân dân. Và, do sự tác động qua lại giữa đạo Phật và các giá trị truyền thống Nhật Bản mà tôn giáo ngoại nhập này đã trở thành một yếu tố kích thích các giá trị truyền thống phát triển và ngược lại, các giá trị truyền thống Nhật Bản đã làm cho Phật giáo mang sắc thái riêng của Thiền Nhật Bản (Zen).

Chư tăng Phật giáo Nhật Bản

Chư tăng Phật giáo Nhật Bản

Trong quá trình truyền bá của đạo phật sang bất cứ một khu vực nào trên thế giới, đạo phật đều phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt và sự chèn ép quyết liệt của các tôn giáo khác ở bản địa. Phật giáo thời kỳ đầu đến Nhật Bản cũng phải chịu chung số phận như vậy. Nhưng trong quá trình hội nhập và phát triển, đạo phật ở Nhật Bản đã có mối quan hệ tốt đẹp với các tôn giáo khác, người dân đã dần chấp nhận và tín ngưỡng đạo Phật.

Sự phát triển của Phật giáo tại Nhật Bản hiện nay

Ngày nay, trong xã hội Nhật Bản hiện đại đã có 9 trường tiểu học, 51 trường trung học, 131 trường cao đẳng và 14 trường đại học chuyên phục vụ cho việc đào tạo nhân tài trong lĩnh vực Phật học. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, các cơ sở này đã đào tạo được 179 tiến sĩ và thạc sĩ, học sĩ. Trong số đó có rất nhiều học giả nổi danh với những công trình chuyên luận về Phật giáo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của học giả trong và ngoài giới, trong và ngoài nước. Đó là chưa kể đến các tác phẩm thông thường với số lượng thống kê không thể hết được.

Chùa Vàng - một trong những thắng cảnh của Phật giáo Nhật Bản.

Chùa Vàng - một trong những thắng cảnh của Phật giáo Nhật Bản.

Mục tiêu chủ đạo của Phật giáo là “Cứu nhân độ thế”. Để phục vụ cho mục tiêu này, ở Nhật Bản, người ta đã xây dựng một hệ thống gồm 116 viện dưỡng lão Phật giáo, 26 viện cứu hộ, 3 viện tàn phế,... Ngoài ra, còn có 220 cơ sở phúc lợi nhi đồng, 38 thư viện, 49 viện bảo tàng và những hoạt động khác của các cá nhân về công tác xã hội, như giáo dục phạm nhân trong các nhà tù, bảo vệ nhân quyền, ủy viên điều đình,...

Hiện nay, ở Nhật Bản đã có trên 160 giáo phái, 14908 ngôi đền và chùa với số người theo đạo Phật là 98033 triệu người, chiếm khoảng 40,4% dân số Nhật Bản.

Do số lượng chùa và các tăng lữ đông như vậy, nên không ai, không tổ chức xã hội nào có thể cáng đáng được, và do vậy, các tín đồ phải tự làm việc để đảm bảo cuộc sống của mình. Nhưng, cũng từ đó mà hoạt động của các tín đồ đạo Phật đã vượt ra khỏi phạm vi chùa chiền và đi vào đời sống bình thường của nhân dân, tạo điều kiện cho Phật giáo có cơ hội thâm nhập vào đời sống nhân dân và dễ dàng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thời đại.

Các nhà sư Nhật Bản dẫn đầu lễ hội đi bộ trên lửa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Xem thêm