Vì sao niệm Phật có ngày sung mãn, có ngày lại chẳng thể tập trung?
Tại sao lại có hiện tượng công phu ngày thì được đắc lực câu Phật hiệu niệm được rất sung mãn, ngày thì uể oải chẳng thể tập trung được vào câu Phật hiệu. Đa phần những người niệm Phật đều mắc phải hiện tượng này mà chẳng thể tìm được câu trả lời.
Đây là do công phu vẫn chưa đi đến chổ thuần thục, câu Phật hiệu niệm đó chưa đủ lực, và thêm 1 nguyên do nữa chính là nghiệp lực chiêu cảm.
Từ vô thỉ kiếp đến nay chổ tạo tác ác nghiệp chúng ta đã tích lũy quá nhiều, ngày nay tuy rằng chúng ta mỗi ngày đều niệm Phật rất chăm chỉ, nhưng vẫn chẳng đủ sức để đoạn trừ những ác nghiệp này, vẫn là tuỳ nghiệp chiêu cảm.
Nhà Phật có câu: "Lễ Phật một lễ phước sanh vô lượng, niệm Phật một hiệu tội diệt hà sa".
Vậy sao chúng ta đã niệm Phật rất lâu rồi mà lại chẳng thấy tội lỗi ác nghiệp được diệt trừ, vẫn là bị các ác nghiệp chiêu cảm gây chướng ngại trên con đường tu hành.
Niệm Phật quả thật là có thể đem những tội lỗi nghiệp chướng của chúng ta diệt trừ 1 cách sạch sẽ, nhưng phải biết cách niệm. Nếu như chỉ là niệm Phật 1 cách rỗng suông trên miệng mà thôi thì không được, niệm như vậy không thể đem tội lỗi nghiệp chướng tiêu trừ.
Khi niệm Phật, vọng niệm khởi lên thì phải làm sao?

Vậy phải niệm như thế nào mới đúng?
Một câu Phật hiệu khi niệm ra đó tất cả thân, tâm thế giới thẩy đều phải buông xuống triệt để, tất cả lực chú ý của thân và tâm đều tập trung vào câu Phật hiệu, không để cho bất cứ 1 ý niệm nào khởi lên xen vào. Niệm như vậy mới có thể diệt được tội.
Khi gặp phải hiện tượng công phu chẳng đồng này, chúng ta không nên nản lòng thoái chí. Qua đây mới biết được công phu của chính mình hãy còn yếu kém, thì càng nên ra sức mà cố gắng niệm Phật để đi đến chổ thuần thục. Khi công phu đã đạt đến chổ thuần thục, câu Phật hiệu đã có lực thì hiện tượng này sẽ dần biến mất, đạt đến trạng thái mỗi ngày công phu đều đắc lực, pháp hỷ đều rất sung mãn.
Đại đa số người niệm Phật khi hỏi đến phần công khóa mỗi ngày, mọi người đều nói rằng mình không theo thời khoá nhất định, và cũng chẳng hạn lượng câu Phật hiệu mình phải niệm. Điều này thật không tốt chút nào.
Vì sao? Vì chẳng thể giúp ta giữ vững được phong độ niệm Phật mỗi ngày, mà vô tình còn tạo cho tâm thói quen dãi đãi, niệm Phật như vậy công phu làm sao đi đến chổ đắc lực được. Do đó, bắt đầu từ ngày hôm nay hãy tập cho mình thói quen niệm Phật theo thời khoá nhất định. Trong ngày bất luận là làm gì, là nhàn rỗi hay bận rộn, cũng phải thực hiện cho đúng thời khoá mình đã đặt ra.
Trong thời khoá này hãy tuỳ sức mà hạn định số lượng câu Phật hiệu mà mình phải niệm, và cố gắng niệm cho đủ số, hạn lượng tối thiểu phải là 1000 câu Phật hiệu niệm liên tục. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần sắm cho mình 1 xâu chuỗi niệm Phật 108 hạt. Vào thời công phu, niệm 1 câu Phật hiệu lần 1 hạt chuỗi, cố gắng niệm cho rõ ràng, tai lắng nghe cho minh bạch từng chữ một không để sót chữ hay bị trại tiếng đi, cứ như vậy lần hết 1 xâu chuỗi thì tính là 100 câu Phật hiệu. Người hạn định cho mình 1000 câu Phật hiệu thì niệm 10 xâu, người hạn định cho mình 2000 câu Phật hiệu thì niệm 20 xâu, cứ như vậy tính lần lên cho đến 10,000 câu, 20,000 câu Phật hiệu…
Nếu có thể thực hiện nghiêm cẩn thời khoá công phu mỗi ngày và số lượng câu Phật hiệu phải niệm không để thiếu mất, thì trong thời gian ngắn khoảng 2 tuần đến 1 tháng ta sẽ thấy được sự khác biệt so với trước đây.
Khác biệt gì vậy?
Công phu tiến bộ rất nhanh, câu Phật hiệu dần có lực hơn, tâm dần đi vào chổ an định, tinh thần no đầy sung mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Bố thí cúng dường rồi, đừng sinh tâm hối tiếc
Kiến thức
Hối hận hay sự truy hối của tâm là tính chất của tâm sở ố tác. Ố tác tức là đối với những việc đã làm, khi nhìn lại, nhớ lại, cảm thấy đáng ghét, đáng khinh, khả ố.

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật
Kiến thức
Đức Phật khai thị một dạng thức chung nhất: Ác giả, ác báo. Nó không thiên vị một ai, không ngoại trừ một ai cả.

An tĩnh trước cơn giận
Kiến thức
Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt. Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua của chư thiên là Sakka

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất
Kiến thức
Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.
Xem thêm