Câu niệm Phật uy lực đến mức nào?
Người có trí huệ, phải mau sớm hồi đầu, hễ có thời gian thuận tiện thì chịu khó lễ bái, tụng kinh cho nhiều vào, thậm chí có tọa thiền tĩnh tâm cũng đừng sinh chán mệt. Phải biết rõ: “Chịu khổ trong tu hành chính là dứt khổ vô biên của sinh tử, vì khổ tận thì cam lai!“.
Lương Hoàng Sám có đoạn: "... Ngày nay đại chúng nghe Kinh dạy như vậy rất là đáng sợ.
Chỉ vì lỗi miệng mà mang tội nhiều kiếp, huống chi là còn bao nhiêu tội ác khác nữa? Xả thân thọ thân không ngừng chịu khổ đều do nghiệp ác của mình đã tạo. Nếu không gây nhân thì đâu phải chịu quả. Đã gieo nhân quyết phải gặt quả. Chưa từng thấy ai tu hành buông lung, lười biếng mà được giải thoát. Trái lại, người hay tinh tấn cẩn trọng tu hành được phước vô lượng.
Đại chúng nên biết hổ thẹn, tịnh hóa thân tâm, sám hối lối cũ. Tội xưa hết rồi không gây thêm tội nữa mới được chư Phật khen ngợi.
Từ nay trở đi, nếu thấy người làm thiện chớ bàn tán phê bình thành bại, lâu mau… dù họ chỉ làm lành trong một niệm, một giờ, một khắc, một ngày, một tháng, nửa năm hay một năm thì vẫn tốt hơn là không làm.
Vì vậy kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có người tâm tán loạn vào trong tháp miếu, niệm một câu Nam mô Phật, thảy đều thành Phật đạo”. Huống chi người phát tâm rộng lớn, siêng năng tu phước thiện, mà ta không tùy hỷ thì rất đáng thương.
Chúng con từ vô thỉ đến nay, ắt đã có vô lượng ác tâm cản trở việc lành tốt đẹp của Người. Vì sao mà biết? Bởi vì nếu không như vậy, thì cớ sao ngày nay bao việc lành của chúng con đều gặp khó khăn: tự thân không giỏi tu thiền định, trí huệ. Hễ vừa lễ bái chút ít đã than khổ, vừa cầm đến Kinh liền sinh nhàm chán. Cả ngày đều tạo nghiệp ác khiến không thể giải thoát".
Pháp môn niệm danh hiệu Phật A di đà
Giải thích:
Chỉ một tội không giữ miệng, chiêu nhiều ác báo đáng sợ như thế, huống chi là tạo nhiều tội khác nữa? Đã hiểu điều này rồi, mỗi người chúng ta cần sinh tâm hổ thẹn ăn năn.
Trên thế giới hiện nay, vật chất lên ngôi, vì mưu lợi người ta không từ thủ đoạn chi, thậm chí g.i.ế.t người cướp của, tạo ác đủ dạng đủ kiểu… chúng ta thấy báo chí, truyền hình đưa tin đầy rẫy.
Nếu gặp người bố thí, phóng sinh, in kinh tặng người, thậm chí khởi một niệm nhỏ nhoi làm lợi cho mọi người thì ta đều phải tán thán, tùy hỉ, tuyệt không được gièm chê hay bình luận thị phi.
Phật nói:
- Niệm một câu "Nam mô Phật" là đã kết duyên cùng Phật, cuối cùng sẽ tu thành Phật, huống nữa là tạo nhiều thiện hạnh…
Người có trí huệ, phải mau sớm hồi đầu, hễ có thời gian thuận tiện thì chịu khó lễ bái, tụng kinh cho nhiều vào, thậm chí có tọa thiền tĩnh tâm cũng đừng sinh chán mệt. Phải biết rõ: “Chịu khổ trong tu hành chính là dứt khổ vô biên của sinh tử, vì khổ tận thì cam lai!“.
Trích sách “Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm