Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vì sao sinh ra đời? Vì đâu mà đau khổ?

Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu; cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội, tất cả gặp nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có.

 Một chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. Những thứ tình ái hạn hẹp thương, ghét…đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi, tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ khác. chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ.

Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận…mà điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù…tương tục trải dài trong nhiều đời hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong gia đình.

Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh.

Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh.

Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận…càng cao thì sự vay trả trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận, thương yêu…lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong gia tộc hơn là người ngoài.

Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt. Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…

Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét..,mà, thường thì xảy ra cho những người than trong gia đình, để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền miên đau khổ. Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh.

Nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa.

Nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.

Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.

Tất cả những thứ tình cảm yêu, hận, thương, ghét…thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Phật pháp và cuộc sống 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm