Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/03/2024, 16:49 PM

Vì sao Thái tử Tất Đạt Đa quyết định khước từ tất cả để đi xuất gia cầu đạo?

Bất kể một dòng sông nào cũng phát khởi từ một nguồn chảy, sự từ bỏ dục lạc của Tăng chúng ngày nay là nhờ xuất phát điểm từ sự từ bỏ vĩ đại của một con người vĩ đại - Thái tử Tất Đạt Đa.

Audio

Bởi nếu nói rằng sung sướng, quyền quý thì có lẽ không một ai bằng được Thái tử Tất Đạt Đa; không những vậy, ngay từ bé Ngài đã bộc lộ trí tuệ vượt bậc. 

Tuy nhiên, con người đặc biệt ấy không hề ngủ quên trên đỉnh hào quang của quyền uy; mà Ngài đã sẵn sàng dứt bỏ tất cả để xuất gia.

Vậy tại sao Thái tử quyết định như vậy? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia vào ngày nào?

Vào đêm thanh trăng sáng trong ngày 08/02/âm lịch, Thái tử Tất Đạt Đa (lúc đó Ngài mới 19 tuổi) đã rời bỏ cung vàng, điện ngọc, danh vọng và hạnh phúc riêng để xuất gia cầu đạo.

Lý do khiến Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia là gì?

Ngay từ khi còn bé, Thái tử được sống trong nhung lụa, xa hoa, cả hoàng cung đều hết lòng yêu thương, chăm lo, bảo bọc. Vì không muốn Thái tử đi xuất gia (theo lời tiên đoán của các vị tướng sư) nên vua cha đã xây tạo cung vàng điện ngọc và lệnh cho tất cả những người già, người bệnh, người chết ra khỏi cung để Thái tử không phải thấy bất kỳ một cảnh khổ đau thương ở thế gian.

Bởi vậy nên, khi Thái tử rời khỏi hoàng cung và lần đầu được chứng kiến cảnh người già, bệnh, chết; trong tâm khảm Ngài dâng lên một nỗi niềm trăn trở về giá trị kiếp nhân sinh. Và cho đến khi gặp vị tu sĩ, Ngài xác quyết rằng đây chính là con đường Ngài phải đi…

cuoc-doi-duc-phat-1-1434

1. Thái tử gặp người già

Lần thứ nhất đến cửa thành phía Đông, Thái tử chợt nhìn thấy một người da nhăn tóc bạc, chân run, lưng còng, má hóp trơ xương, thân hình tiều tụy, quên trước quên sau... Đây là lần đầu tiên Ngài nhìn thấy người thế này, Ngài không biết họ là ai, sao họ lại có dáng hình như thế?

Lúc đó, Thái tử được người đánh xe Xa Nặc cho biết rằng đây là người già và sau này Thái tử cũng sẽ già như vậy, không thể tránh khỏi. Thái tử trầm ngâm suy nghĩ, cho quay xe về cung, trong lòng luôn suy tư về sự già nua của con người.

2. Thái tử gặp người bệnh

Lần khác, Thái tử đến cổng thành phía Nam. Tại đây, Ngài nhìn thấy một người đang nằm đắp chiếu kêu rên, trên thân lở loét, ho ra máu, vô cùng đau đớn. Xa Nặc giải thích cho Ngài hiểu rằng đây là người bị bệnh; bệnh sẽ khiến thân thể tiều tụy, hủy hoại, đau đớn; và khẳng định rằng Thái tử hay ai rồi cũng sẽ phải bị bệnh.

Sau đó, Ngài trở về hoàng cung và mang theo nỗi trăn trở về nỗi khổ bệnh tật, tại sao con người phải bị bệnh? Vì từ nhỏ đến giờ, Thái tử luôn là một con người hoàn hảo, rất khỏe mạnh, chưa từng bị bệnh, dù là hắt hơi sổ mũi cũng không, nên Ngài không biết bệnh là gì.

3. Thái tử gặp người chết

Lần thứ ba trốn khỏi hoàng cung, Thái tử nhìn thấy tại cổng thành phía Tây có một nhóm người mặc đồ tang khóc lóc khiêng người đi hỏa thiêu. Thái tử cho xe đi theo đám tang ấy. Đến giàn thiêu, Ngài xin người chủ cho mở khăn phủ, rồi Ngài nhìn thấy một người nằm im bất động.

Sau khi hỏi Xa Nặc thì Ngài biết đây là người chết. Người chết là hết, đem hỏa táng thì thân thể sẽ biến thành than tro, ai trên đời này cũng phải chết.

Đây là sự kiện làm chấn động toàn thân tâm của Thái tử. Hồi cung, Ngài nặng nỗi ưu tư, suy nghĩ về cái chết của đời người. Tại sao chúng ta lại phải chết? Chết là gì? Chết rồi còn hay là hết? Chết mà hết thì cuộc đời này có ý nghĩa gì? Ngài nghĩ về những điều mình yêu quý, nào vua cha, vợ đẹp, con yêu, nào cung vàng điện ngọc,...

Khi ấy, Thái tử chợt nhớ lại thuở bé lúc 7 tuổi, Ngài theo vua cha đến lễ hạ điền. Trong buổi lễ, đức vua xuống cày ruộng với nhân dân, còn Thái tử ngồi dưới một tán cây. Ngài thấy, khi người nông dân cày ruộng, những con giun, côn trùng bị bật lên khỏi mặt đất. Chúng giãy giụa rồi bị một đàn chim sâu đến mổ và ăn.

Lúc ấy, có một con chim cắt đang rình mồi, nó liền nhào xuống để bắt những con chim sâu. Chính con chim cắt đó cũng không biết rằng, có một người thợ săn ở phía xa đang giương cung để bắn nó.

Nhìn cảnh tượng ấy, Thái tử suy tư, thấy cuộc đời thật lạ! Dù lúc ấy còn bé, nhưng trong lòng Ngài đã khởi lên ý niệm thấy cuộc đời là sự tương tàn, tương sát, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, ăn nuốt lẫn nhau.

Tất cả điều ấy khiến trong tâm Ngài nặng trĩu suy tư, cuộc đời này có ý nghĩa gì nếu chỉ là một sự sinh tử thế này? Và còn bao nhiêu điều khổ đau khác nữa…

4. Thái tử gặp vị tu sĩ

Lần cuối cùng, Thái tử đi ra cửa thành phía Bắc, Ngài gặp một vị tu sĩ mặc áo sa môn.

Lúc ấy, Thái tử đến gần và hỏi:

- Thưa Ngài, Ngài là tu sĩ à?

Vị tu sĩ trả lời:

- Vâng.

Thái tử lại hỏi:

- Thế tu sĩ thì Ngài tu gì?

Vị tu sĩ trả lời:

- Tôi từ bỏ gia đình đi tu, vì tôi muốn giải thoát mọi đau khổ cho mình và để giác ngộ được chân lý, cứu độ chúng sinh.

Nghe vị tu sĩ nói, Thái tử rất cảm kích. Ngài thấy có một cái gì đó rất tương hợp với mình, dường như trong tâm Ngài đã có xu hướng giống như vị tu sĩ. Thái tử cảm ơn và khắc ghi lời của vị tu sĩ vào tâm rồi trở về.Từ đó, trong tâm Thái tử âm thầm, nung nấu một ý chí phải đi tu. Ngài thấy, cung vàng điện ngọc đều là những sự trói buộc.

Nhân một tối, trong cung tổ chức dạ tiệc, từ vua đến quan, cung phi mỹ nữ, tất cả đều dự tiệc rất vui. Đến khuya, khi tiệc đã tàn, Thái tử đi nghỉ. Các cung nữ cũng mệt, buông hết đàn khí xuống, rồi lăn ra sàn ngủ. Nửa đêm, Thái tử thức giấc, Ngài đi qua phòng hát, nhìn thấy các cung nữ nằm ngủ ngả ngốn trên sàn, mồ hôi nhễ nhại, son phấn nhòe nhoẹt trên mặt, xiêm y xốc xếch, có vị thì thở phì phò, có vị thì rớt dãi từ trong miệng chảy ra,... Ngài thấy họ bợt bạt, nằm như những xác chết. Nhìn cảnh đó, Thái tử thấy rất ghê, Ngài thốt lên: “Thật ngột ngạt và kinh khủng!”.

Khi nhìn thấy cảnh đó, ý chí quyết định dứt áo ra đi càng thôi thúc và Ngài quyết đi ngay trong đêm, không thể chần chừ. Ngài vào phòng nhìn người vợ và con thơ lần cuối, rồi khép cửa ra đi.

Thái tử Tất Đạt Đa vào nhìn vợ con lần cuối trước khi dứt áo ra đi Thái tử cùng với Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc ra đi trong đêmDừng bước tại dòng sông A Nô Ma, Thái tử dùng kiếm cắt phăng mái tóc, mặc áo của người khất sĩ, giao lại cho Xa Nặc toàn bộ trang phục hoàng cung, của cải, mái tóc. Xa Nặc vô cùng buồn khổ, muốn đi cùng Thái tử nhưng phải quay về báo tin cho Đức vua. Còn con ngựa Kiền Trắc cũng rất đặc biệt và trung thành; biết Thái tử xuất gia thì nó liền ngã ra và chết, thần thức được tái sinh lên cõi Trời.

Và kể từ đây, Ngài chính thức trở thành một vị tu sĩ!

Thái tử dùng kiếm cắt phăng mái tóc, dấn thân vào con đường đạoQuả thực, Thái tử Tất Đạt Đa đã thực hiện một sự từ bỏ vĩ đại nhất, vô tiền khoáng hậu nhất từ xưa tới nay. Tuy hưởng cuộc sống viên mãn với vợ đẹp, con yêu; nắm trong tay cả một vương triều với các vị quan trung thành, thần dân tốt đẹp; sẵn có cả tương lai huy hoàng nếu lên ngôi vua sẽ trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương thống trị khắp tất cả bốn châu thiên hạ, tất cả đều quy phục... nhưng, Ngài đã từ bỏ hết tất cả để ra đi!

Bởi trong tâm Ngài lúc ấy không nghĩ một chút gì cho mình mà duy chỉ tình thương vô bờ rộng lớn đối với tất cả muôn loài chúng sinh. Ngài thấy chúng sinh ngập tràn đau khổ và không biết làm sao cho đời mình hết khổ, cứ quanh quẩn trong luân hồi sinh tử, mù mịt tối tăm không lối thoát.

Cho nên Ngài quyết phải từ bỏ tình riêng của mình để vì cái lớn, vì cái chung, vì một sự nghiệp cứu khổ chúng sinh.

Và kể từ đó, Thái tử trọn vẹn dấn thân vào con đường tu hành tìm cầu chân lý cứu khổ muôn loài. Trải qua năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề, cuối cùng Thái tử Tất Đạt Đa đã thành tựu đạo quả, trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác với hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa Ba Vàng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chánh ngữ tốt đời đẹp đạo

Kiến thức 10:28 05/04/2024

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội. Trước những thách thức này, một xu hướng ngày càng được những người trẻ hưởng ứng là niềm tin vào những lời nói chân thật có giá trị đem lại hạnh phúc cho nhân sinh.

Im lặng cũng là lời nói

Kiến thức 10:05 05/04/2024

Lời nói có sức mạnh lớn lao. Sức mạnh không hẳn nằm ở cái nghĩa của ngôn từ mà ở cái cách mà nó được sử dụng. Im lặng, suy ra, cũng là một dạng “lời nói” vì nó cũng có có tính biểu đạt.

“Chánh niệm là sức mạnh để bảo vệ ngành truyền thông Phật giáo đứng vững trong thời đại”

Kiến thức 21:00 04/04/2024

Đại đức Thích Minh Ân nhấn mạnh: Truyền thông chánh niệm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ cá nhân. Nó giúp giải quyết xung đột một cách lành mạnh trên tinh thần “ẩn ác dương thiện”, “trồng hoa thơm để lấn áp cỏ dại”.

Chuyển hoá khổ đau thành phúc lạc

Kiến thức 15:36 04/04/2024

Nếu cầm một ly nước trong giây lát, ai cũng đã từng làm và biết rằng; không có vấn đề gì. Nếu cầm ly nước ấy trong một tiếng đồng hồ, cánh tay sẽ bị mỏi và đau. Nếu liên tục trong 24 tiếng đồng hồ cầm ly nước có cùng trọng lượng như vậy trên tay, chắc hẳn phải đi cấp cứu!

Xem thêm