Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/03/2022, 17:16 PM

Vì sao tu tập từ tâm lại có công đức?

Vì sao tu tập từ tâm có công đức như vậy, như chúng ta đã phân biệt giữa phước và đức. Phước là do lợi ích chúng sanh, đức là do cái tốt của tự tâm. Tu tập Từ Tâm tức là tăng trưởng đức bên trong.

Vì sao tu tập từ tâm có công đức như vậy, như chúng ta đã phân biệt giữa phước và đức. Phước là do lợi ích chúng sanh, đức là do cái tốt của tự tâm. Tu tập Từ Tâm tức là tăng trưởng đức bên trong.

Đức là cội gốc vững bền cho mọi phước nghiệp bên ngoài, là vốn liếng để tựu thành vô lượng công hạnh khác. Người thuần thục từ tâm là người đã có sẵn kho tàng vô giá.

Công đức của từ tâm đủ sức phá tan dần các kiết sử, trợ duyên lớn lao cho Thiền Định Giải Thoát. Trong Pháp Cú Truyện Tích có thuật: Một số Tỳ Kheo ở trong rừng tu tập bị các thần cây phá phách không yên. Phật dạy các vị khởi Từ Tâm đối với chúng sinh, sau đó Chư Thiên đã hộ trì sự yên ổn cho các vị tiến Tu.

Công đức của từ tâm đủ sức phá tan dần các kiết sử, trợ duyên lớn lao cho Thiền Định Giải Thoát.

Công đức của từ tâm đủ sức phá tan dần các kiết sử, trợ duyên lớn lao cho Thiền Định Giải Thoát.

Lòng Từ cảm ứng sự hỗ trợ của Chư Thiên, hiệu quả hơn lời cầu nguyện từ một tâm hồn ích kỷ. Kẻ ích kỷ muốn được sự hỗ trợ của Chư Thiên bằng lời cầu nguyện, vẫn không thành tựu bằng một người chan rãi Từ Tâm cho tất cả chúng sinh, bởi hai cách thức: Một người sẽ giúp đỡ kẻ khác hoặc do lý trí phân biệt thiện ác.

Nên người này cố gắng làm điều thiện, tránh điều ác, hoặc do Từ Tâm thương yêu chúng sinh nên người này cố gắng hi sinh giúp đỡ cho kẻ khác nhưng trong hai trường hợp tác thiện như vậy, một do lý trí, một do Từ Tâm thì hành vi bởi Từ Tâm vẫn làm tươi mát lòng người hơn cả.

Chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của lý trí trong việc phân biệt thiện ác, nhưng cũng cần có Từ Tâm như dòng suối trong mát mùa hè, như tia nắng ấm áp mùa xuân một cách tự nhiên, thoải mái. Người thuần lý trí sẽ đối xử tốt với mọi người nhưng vẫn có vẻ khô khan cứng cõi, còn người thuần thục Từ Tâm sẽ đối xử tốt với tất cả mọi người trong vẻ bao dung ưu ái. Và ai cũng thích trường hợp thứ hai này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm