Phật từ tâm: Hiểu chính mình
Tại lối vào của đền thờ thần Apollo ở Delphi mọi người được chào đón bằng dòng chữ mà dịch ra tiếng Việt là: "Hiểu chính mình". Tôi cứ nghĩ mãi về điều này. Và, không hiểu sao tôi lại nhớ, sinh thời bố tôi thường nói: phải hiểu chính mình con ạ!
Hoa sen và phẩm tính giác ngộ ở mỗi con người
Bố tôi, ông Dương Xuân Tiệm năm 16 tuổi đã thành lập một đội du kích hoạt động bí mật chống thực dân Pháp. Ngoài hai mươi tuổi ông đã là Bí thư huyện đoàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), rồi Phó Bí thư huyện ủy ...
Thời cải cách ruộng đất (CCRĐ), gia đình tôi bị quy oan là địa chủ, ông nội tôi Dương Xuân Trạm, từ bỏ con đường làm quan, noi gương cụ cố tôi ông Dương Xuân Ôn người đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, theo Phan Đình Phùng chống Pháp. Còn ông nội tôi tham gia Việt Minh, hoạt động bí mật chống Pháp, từng bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Lao Bảo, là một trong những người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Kỳ Anh (cuối năm 1930), từng là Bí thư tổng bộ Cấp Dẫn, trong CCRĐ cũng bị quy cho cái tội quốc dân đảng vì ông biết tiếng Hán, lại bị những người của đội CCRĐ bắt đi tù một năm; còn bố tôi cũng bị bắt đi cải tạo vì cái tội là phần tử trí thức tiểu tư sản, có lẽ cũng vì ông biết tiếng Pháp. Gia đình tôi bị đuổi ra khỏi nhà, bị tịch thu hết tài sản, mẹ tôi chết đói cùng hai đứa em sinh đôi chưa đầy tháng, tôi mới 9 tuổi đầu phải dắt hai em mình đi ăn xin, đi ở, làm thuê, làm mướn cho nhà người ta, bị xua đuổi, khổ nhục hết chỗ nói...
Lời Phật dạy: Tự tìm ra chính mình
Sửa sai, gia đình tôi được trả lại thành phần trung nông nhưng nhà cửa tan nát, mẹ và hai em tôi không thể sống lại được, đau khổ vô cùng, rồi thời chiến tranh chống Mỹ, bố tôi vì lao vào cứu một kho hàng của hợp tác xã mà bị thương, mất một cánh tay, là thương binh...Ông sinh hoạt rất khó khăn...Em trai tôi Dương Xuân Việt năm 17 tuổi đã ra sau vườn lấy một cái gai mây chích vào đầu ngón tay viết đơn tình nguyện xin vào bộ đội. Em tôi hy sinh ở chiến trường Quảng Trị năm 1972, chỉ có cái dấy chứng nhận liệt sỹ và mấy tấm huân chương được gửi về cho gia đình, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Cả ông nội tôi và bố tôi sau sửa sai đã không trở lại làm cán bộ nữa mà ở nhà dạy học, cuốc rẫy, làm nương sống đạm bạc ở quê...
Có một điều rất lạ là tôi thấy ông tôi, bố tôi không kêu ca, phàn nàn hay oán hận ai bao giờ...Cả những người trước đó đã từng đấu tố, từng lấy hết của cải nhà tôi, từng làm nhục ông tôi, bố tôi ...
Ông tôi được cộng nhận là "Lão thành cách mạng", được nhận huân chương "Độc lập hạng 3", được khắc tên vài bia đá với những người có công với nước đưa vào đền thờ "Phương Giai" (Vừa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia); bố tôi được tặng huân chương kháng chiến hạng nhất, huân chương chiến công hạng nhất...Tất cả những phần thưởng đó mãi sau này khi ông tôi, bố tôi mất, gia đình mới tìm thấy trong số dấy tờ để lại, lúc đó tôi mới biết, vì ông tôi, bố tôi không treo trong nhà, không hề “khoe” với ai.
Ông tôi, bố tôi sống hòa nhã với mọi người, sẵn sang giúp đỡ những ai cần giúp, luôn mỉm cười trước mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.
Có lần, một cán bộ xã tình cờ gặp tôi khi đang đi học về, tôi thấy bố từ xa liền gọi: Cậu ơi, chờ con với. Cả xã chỉ có riêng gia đình tôi gọi bố mẹ là "Cậu, Mợ". Người cán bộ xã liền bảo: Gọi Cậu, Mợ là đồ tư sản... Này, từ nay phải gọi là Bố, Mẹ như mọi người, nghe không!
Tôi bực quá liền bảo: Kệ tôi, gia đình tôi mấy đời gọi như vậy, bây giờ tôi cũng gọi như vậy.
Người cán bộ xã thấy ông tôi, bố tôi đến liền bỏ đi. Tôi cứ tưởng ông tôi bực lắm, nhưng ông chỉ cười, còn bố tôi thì bảo: kệ họ, mình không làm gì sai là được.
Sau bao nhiêu oan ức, khổ đau, mất mát như vậy nhưng ông tôi, bố tôi luôn mỉm cười, luôn sống chan hòa với mọi người trong làng, trong xã, luôn động viên con cháu kiên trì vươn lên ...
Mãi sau này khi ông tôi, bố tôi về với tổ tiên, tôi mới hiểu hết chữ "nhẫn". Không phải chỉ là nhận nhịn, nhẫn nại... mà cao hơn là kiên nhẫn với chính bản thân mình, để hiểu được chính mình, mình không làm gì trái với lương tâm thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù xảy ra bất cứ điều gì cũng thấy "vững tâm".
Khi con người "hiểu được chính mình" thì mọi sự tác động bên ngoài không làm cho cái "tâm" của mình "náo loạn". Khi cái "tâm" không náo loạn thì con người sẻ kiềm chế được những "hành động cuồng nộ"... ấy là con người đã "làm chủ" được mình, lúc đó con người mới thấy tự tin, tự tại, mới thấy mọi sự được mất ở đời nói như giáo lý nhà Phật cũng chỉ là vật ngoại thân. Ấy mới an lành. Mới có hạnh phúc.
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao lại có dòng chữ "hiểu chính mình" ở lối vào của đến thờ thần Apollo khi đón chào du khách từ khắp nơi trên thế giới về với vùng đất thiêng liêng ở Delphi.
Phật dạy ân nghĩa là gốc của con người
*Tác giả là nhà thơ Dương Kỳ Anh, nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm