Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/02/2020, 11:14 AM

Vì sao virus corona cần được đặt tên là Covid-19?

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và "d" là "dịch bệnh" (disease).

 > Phòng chống virus corona

Ngày 11/2, WHO công bố tên gọi mới của chủng virus corona gây bệnh viêm phổi là Covid-19. Trước khi có tên gọi chính thức này, virus corona từng được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

Virus corona, 2019-nCoV không phải là cách gọi triệt để

Virus corona (coronavirus) là cách gọi mà nhiều trang truyền thông quốc tế hay chính báo đài Trung quốc sử dụng trong khoảng thời gian chưa có tên chính thức. Nguồn gốc của cái tên này là cấu trúc tương đồng của chủng virus mới với các dịch bệnh trước đây như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hay MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). Dựa trên cấu trúc protein giống SARS đến 85%, các nhà khoa học lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu vắc xin và các phương pháp điều trị bệnh chủng virus mới.

Bóc tách hình ảnh 3D của Covid-19. Ảnh: Mongodb.

Bóc tách hình ảnh 3D của Covid-19. Ảnh: Mongodb.

Coronavirus thực chất chỉ là cách gọi tạm thời, bao hàm nhiều chủng virus khác nhau. Chúng được gọi theo hình dạng của virus giống vương miện (như SARS và MERS). Bởi vậy, cách gọi virus corona (hay coronavirus) không phản ánh được tính chất và đặc điểm sinh học của nó.

Theo CDC thống kê, có bốn nhóm coronavirus được gọi là: alpha, beta, gamma và delta. Các virus corona ở người được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1960. Nghiên cứu cho thấy có 7 chủng coronavirus có thể lây nhiễm cho con người, đó là:

- Chủng virus corona thông thường: 229E (alpha coronavirus); NL63 (alpha coronavirus); OC43 (beta coronavirus); HKU1 (beta coronavirus).

- Chủng virus corona đặc biệt: MERS-CoV (beta coronavirus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông, hay MERS); SARS-CoV (beta coronavirus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hoặc SARS); 2019-nCoV (gây bệnh viêm phổi cấp tính).

Covid-19 lây lan Trung Quốc và toàn cầu, khiến hơn 1.000 tử vong. Ảnh: CNN.

Covid-19 lây lan Trung Quốc và toàn cầu, khiến hơn 1.000 tử vong. Ảnh: CNN.

Trước khi chính phủ Trung Quốc đề xuất tên mới, WHO đã đề nghị sử dụng tên tạm thời của bệnh viêm phổi mới là bệnh hô hấp cấp tính 2019-nCoV hay 2019-nCoV. Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, ký hiệu 2019 bao hàm ý nghĩa giống như đặt tên cho một đứa trẻ sinh năm 2019, CBC News trích lời. Tuy nhiên, cái tên này khá khó phát âm. Nhiều người vẫn quen sử dụng virus corona nhằm chỉ bệnh viêm phổi mới đang bùng phát.

Ngày 8/2, Trung Quốc công bố tên gọi tạm thời của căn bệnh này trong thời gian WHO chưa có cái tên chính thức. Theo đó, tên gọi mới được gọi tắt theo tên tiếng Anh của bệnh viêm phổi do virus corona gây ra: Novel Coronavirus Pneumonia (NCP), New York Times cho biết.

Sau khi ban hành, nhiều phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ NCP để thay thế cho virus corona nhằm có cái nhìn chính xác nhất về dịch bệnh mới bùng phát.

Việc đặt tên cho chủng mới của virus corona là rất cần thiết

Khi chưa có tên gọi chính thức, nhiều nơi còn gọi bệnh viêm phổi mới bằng một số tên như viêm phổi Vũ Hán (Wuhan virus), viêm phổi Trung Quốc. Điều này giống như nhiều dịch bệnh khác được đặt tên theo khu vực địa lý phát hiện virus từ thế kỷ 20. Chẳng hạn cúm Tây Ban Nha; sốt xuất huyết Crimean-Congo; Lyme, cho thị trấn ở Connecticut; Ebola, cho một dòng sông gần đó.

Covid-19 được đặt tên theo bảng hướng dẫn của WHO. Ảnh: Twitter.

Covid-19 được đặt tên theo bảng hướng dẫn của WHO. Ảnh: Twitter.

Nhưng việc gọi tên theo khu vực dấy lên những xung đột sắc tộc và bất bình đẳng lớn trong cộng đồng. Tên gọi dịch bệnh ràng buộc với các quốc gia, địa phương dù trong nhiều trường hợp nó không thực sự là nơi khởi nguyên cho căn bệnh đó.

BBC đưa tin ngày 11/2, WHO thông báo tới toàn thế giới tên gọi chính thức của bệnh viêm phổi do virus corona gây nên là Covid-19. Đây là điều rất cần thiết để phân biệt dịch bệnh này và tránh nhầm lẫn với các chủng corona khác đã được phát hiện hoặc thậm chí chưa phát hiện trong tương lai.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và "d" là "dịch bệnh" (disease).

Cái tên này đảm bảo tiêu chí mà WHO đã ban hành hướng dẫn mới trong việc gọi tên virus vào năm 2015. Trước đó, tổ chức này từng bị chỉ trích về việc gọi MERS là hội chứng hô hấp Trung Đông. Hay những cái tên trong quá khứ như bệnh cúm Tây Ban Nha, sốt Rift Valley bị coi là góp phần tăng thêm sự kỳ thị của các quốc gia hoặc khu vực xuất hiện dịch bệnh.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, chữ

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và "d" là "dịch bệnh" (disease).

Bảng hướng dẫn của WHO khuyến cáo không nên sử dụng tên người để đặt cho bệnh (ví dụ bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh Chagas), tên động vật (cúm lợn, viêm não ngựa), tên có nghĩa chỉ về một văn hóa hoặc nghề nghiệp (bệnh Legionnaires) hoặc những từ gây nỗi sợ hãi không đáng có (tử vong...). Những điều này nhằm tránh hiện tượng hoang mang cho toàn cầu cũng như tạo thành một làn sóng phân biệt sắc tộc ngầm từ dịch bệnh.

Theo: Zing.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm