Thứ năm, 26/03/2020, 07:07 AM

Vị tổ sư Thiền tông thứ hai, Tôn giả A Nan Đà

Theo ghi chép 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích Ca để truyền bá Thiền tông và Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc sau nối tiếp truyền cho 5 người...

 > Đức Phật đoán bảy điềm mộng của tôn giả A Nan

Mặc dù là một đệ tử thông suốt giáo lý, Tôn giả A Nan Đà chỉ là bậc hữu học cho đến ngày đức Phật nhập diệt, Tôn giả vẫn chưa đắc qủa Thánh. Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Tôn giả Đại Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất kế  truyền  Chính Pháp  Nhãn Tạng do đức Phật phó chúc.

Ngày bắt đầu kết tập, chỉ có năm trăm vị A La Hán mới đủ tư cách kết tập, do đó Tôn giả Đại Ca Diếp cùng các vị Thánh Tăng vào động, còn các vị Tỳ kheo chưa chứng quả Thánh, các Vua, Quan, Cư sĩ, Nhân dân, đều phải ở ngoài. Tôn giả A Nan Đà đã là Thị giả của Phật, biết nhiều, nhớ giỏi, nhưng vẫn chưa chứng qủa Thánh nên cũng phải ở ngoài. Một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị Thánh Tăng chỉ được nghe một phần khi Phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như Tôn giả A Nan Đà, nên việc kết tập có thể thiếu sót.

Tôn giả A Nan Đà

Tôn giả A Nan Đà

Phải chăng Kinh Du già là bộ kinh đã cứu tôn giả A nan khỏi ngạ quỷ Diệm khẩu

Do đó, khi bắt đầu kết tập Kinh điển, Tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Thánh Tăng rằng: Tôn giả A nan Đà đã là Thị giả của Phật, ông có nhiều cơ hội gần Phật, thường hằng  ngày được nghe giảng dạy. Ông lại là người có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả Thánh, nhưng hễ ông nghe Chính pháp như mước rót vào đồ đựng, không chút nào dư lại, mà cũng không vương vãi ra ngoài, nếu việc kết tập có ông tham dự sẽ tránh được nhiều điều thiếu sót.

Đại hội  Thánh Tăng nghe Tôn giả  Đại Ca Diếp  nói thế, đều  im lặng làm thinh, tỏ dấu rằng cũng hợp ý cả, nhưng không biết làm sao để ra ngoài nguyên tắc “Chỉ có Thánh tăng mới đủ tư cách tham dự kết tập Kinh điển của Phật”.

Cũng vì sau khi năm trăm vi Thánh tăng vào động rồi, thì cửa động được khóa lại. Khi ấy Tôn giả A Nan Đà ở bên ngoài cảm thấy tủi hổ cho  thân phận vì đã nương nhờ nơi đức Phật  mà được đại chúng nể nang, cho dù có  trí nhớ  siêu phàm, mà chưa chứng qủa Thánh, cũng không được tham dự  kết tập, thật là tủi nhục  vô cùng. Bởi vì trong lúc Phật còn tại thế không chịu tinh tấn tu hành, nên mới có ngày nay tủi nhục!

Mặc dù là một đệ tử thông suốt giáo lý, Tôn giả A Nan Đà chỉ là bậc hữu học cho đến ngày đức Phật nhập diệt, Tôn giả vẫn chưa đắc qủa Thánh. Ảnh minh họa.

Mặc dù là một đệ tử thông suốt giáo lý, Tôn giả A Nan Đà chỉ là bậc hữu học cho đến ngày đức Phật nhập diệt, Tôn giả vẫn chưa đắc qủa Thánh. Ảnh minh họa.

Cuộc đời Thánh tăng A Nan Ða sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn (I)

Nghĩ vậy, Tôn giả không dằn lòng được sự hối thúc tu hành bèn đến gõ cửa động kêu cầu Tôn giả Đại Ca Diếp mà nói lớn lên rằng:  Trong khi đức Thế Tôn  phó chúc và truyền cái áo Cà Sa Kim Lư cho Tôn Huynh đó, vậy đức Thế Tôn còn truyền pháp gì riêng cho Tôn Huynh nữa hay không?  Tôn giả Đại Ca Diếp nghe hỏi, liền cất tiếng nói lớn vọng ra:A Nan! Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi! Tôn giả A Nan Đà không hiểu tại sao Tôn giả Ca Diếp nói thế với ý nghĩa gì, tại sao lại nói cây trụ cờ phướn đổ rồi, trong khi cây trụ cờ phướn không đổ.

Tôn giả A Nan vô cùng thắc mắc, bèn hỏi lại: Cây trụ cờ phướn đâu có đổ, Tôn Huynh nói như vậy có ý nghĩa gì? Bên trong im lặng, không thấy Tôn giả Đại Ca Diếp trả lời, Tôn giả A Nan Đà thắc mắc không hiểu tại sao Tôn Huynh nói cây trụ cờ phướn đổ? Rồi Tôn giả A Nan Đà thắc mắc ngày đêm, ăn không ngon, ngủ không yên. Viêc thắc mắc mãi về lời nói ấy chính là đại nghi tình, đại thắc mắc của Thiền tông mà Tôn giả A Nan không biết là mình đang tham thiền.

Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Tôn giả Đại Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất kế truyền Chính Pháp Nhãn Tạng do đức Phật phó chúc. Ảnh minh họa.

Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Tôn giả Đại Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất kế truyền Chính Pháp Nhãn Tạng do đức Phật phó chúc. Ảnh minh họa.

Diễn viên Mayank Arora trong vai A Nan trong phim 'Cuộc đời Đức Phật'

Sau bảy ngày vẫn còn thắc mắc mê man như thế, trong khi Tôn giả đang nghiêng mình nằm xuống về phiá bên tay phải, thì đột nhiên tỏ ngộ (Kiến tánh) và tâm tánh sáng suốt vô cùng. Liền khi ấy, như trút được  gánh nặng  nghìn cân,  vui mừng, Tôn giả vội vàng đến gõ cửa động xin mở cửa để vào báo  tin mừng.

Tôn giả Đại Ca Diếp biết được nói vọng ra: Nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa? Tôn giả A Nan Đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ Thánh chúng; đại hội  Thánh chúng  vui mừng  đón tiếp Tôn giả A Nan Đà đã đại ngộ và liền cử Tôn giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên Kinh Giáo của Phật! Sau khi kết tập  bộ Tăng Nhất và toàn bộ Đại Tạng Kinh xong, toàn thể Thánh chúng  vui mừng  nhẹ nhõm vô cùng, Tôn giả Đại Ca Diếp liền truyền giao  chính pháp  cho Tôn giả A Nan làm Tổ thứ hai.

Bấy giờ vô số Bồ Tát đến dự, có các Thiên Vương và Thiên chúng các cõi Phạm Thiên, Hóa Tự Tại, Tha Hóa Tự Tại, Đâu Suất, Diệm Ma, Đạo Lợi, Tứ Thiên Vương cùng tới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm