Thứ sáu, 13/03/2020, 15:19 PM

Viết thêm cho người xuất gia trẻ (I)

Này người xuất gia trẻ, các em hãy lắng nghe tôi nói đây. Tôi biết có những người xuất gia trẻ hiện đang được sống trong một môi trường tu học thích ứng, được thầy thương yêu và tin cậy, được anh chị em đồng tu khuyến khích và nâng đỡ, được có cơ hội học hỏi và thực tập hằng ngày.

> Tâm sự của một người làm hoằng pháp viên

Tuy nhiên số lượng những người may mắn ấy còn rất hiếm. Có thể đọc đến dòng chữ này em đang khóc. Tôi biết có rất nhiều người học tăng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, kể cả những khó khăn về cơm áo. Tôi đã đi ngang qua những chặng đường như thế rồi, nên tôi hiểu họ.

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình.

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình.

Những khó khăn

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế. Em có thể đang có khó khăn với thầy em, và hai thầy trò đang khổ. Có thể em đang có cảm giác thầy em không thương em, không hiểu em, và có thể thầy em cũng đang nghĩ là em không có đủ tinh thần trách nhiệm, không chịu nghe lời thầy. Việc truyền thông giữa hai thầy trò đã trở nên khó khăn, và cả hai thầy trò đang không có hạnh phúc. Em nghĩ là đời sống ở chùa bận rộn quá, em phải làm nhiều việc quá, em không có thời giờ để học hỏi và tu tập, mà chính thầy em cũng không có thì giờ học hỏi và tu tập.

Em rất muốn được thầy em gửi em vào nội trú một Viện Phật Học để em có thể để hết thì giờ vào việc tu học, nhưng vì chùa neo người, thầy em chưa cho em đi. Các vị thân sinh ra em có thể đã không muốn em đi tu. Họ nói gia đình đang cần em chống đỡ mà em lại bỏ đi tu. Các vị nghĩ rằng đi tu là bỏ bê gia đình, và em rất lấy làm khổ tâm. Người khác đi xuất gia thì được gia đình yểm trợ tinh thần, còn em thì không. Em có thể đang có vấn đề với sư anh, sư chị hay sư em của em. Em trách họ không hiểu em, nặng lời với em, kỳ thị em, mách những khuyết điểm của em với thầy để thầy không thương em… Những vấn đề như thế có bản chất giống hệt như những vấn đề ngoài đời. Em khổ. Và sự kiện em đang khổ là một thua thiệt lớn cho em, cho tôi, cho tất cả tăng thân. Em khổ mà không chuyển hóa được cái khổ của em thì làm sao em đi trọn con đường tu học?

Nếu em đang ở vào một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, tôi muốn em đừng vội ly khai môi trường hiện tại, bỏ thầy bỏ chùa bỏ chúng mà đi tìm nơi khác.

Nếu em đang ở vào một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, tôi muốn em đừng vội ly khai môi trường hiện tại, bỏ thầy bỏ chùa bỏ chúng mà đi tìm nơi khác.

Gửi bạn trẻ có ý định xuất gia

Có khi em bực mình nghĩ rằng hay là em nên ly khai tăng thân, ra lập một cái am nhỏ, kiếm vài bà bổn đạo yểm trợ tài chánh cho em, đủ để trả tiền nhà, tiền ăn và tiền đi xe buýt, để em có thể đi học. Em tự bảo: học Phật pháp và sinh hoạt với tăng đoàn là chuyện ta sẽ làm suốt đời, cần gì phải gấp gáp; bây giờ mình hãy lo học để đạt tới một trình độ văn hóa khá cao của thế học đã, rồi nghiên cứu Phật học sau cũng không muộn. Hơn nữa nếu có một cái bằng cấp tốt nghiệp đại học thì không những học Phật mau thành mà nói gì người ta cũng tin, tại vì mình đã đậu cử nhân, phó tiến sĩ hay tiến sĩ… Những tư tưởng như vậy làm em bất an, không an trú được trong nếp sống thường nhật. Những tư tưởng ấy lại rất tai hại, bởi vì chúng đang có thể kéo em ra khỏi con đường tu mà em không biết.

Con đường thoát

Nếu em đang ở vào một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, tôi muốn em đừng vội ly khai môi trường hiện tại, bỏ thầy bỏ chùa bỏ chúng mà đi tìm nơi khác. Đừng đi vào dấu chân của những người đứng núi này trông núi nọ. Có thể em đang mơ ước được vào nội trú Viện Phật Học, nhưng cũng có thể một người khác đang nội trú trong Viện Phật Học lại mơ ước được ra ở chùa ngoài như em. Nếu em chưa tìm ra một giải pháp thỏa đáng thích hợp với những điều tôi căn dặn trong bài pháp thoại ngày 2 tháng 5 năm 1996 thì em phải tìm tới tham vấn một vị thiện tri thức mà em tin cậy. Vị thiện tri thức này có thể là một thầy hay một sư cô có tuệ giác, có đức độ, có an lạc. Em hãy trình bày lên vị ấy tất cả những nỗi lòng của em và những sự thực về hoàn cảnh em. Vị ấy sẽ chỉ cho em đường đi nước bước em cần phải theo. Nếu tôi được em tham vấn, tôi sẽ nói rằng em cần thực tập để thiết lập ngay lại sự truyền thông với thầy em và với huynh đệ em càng sớm càng tốt.

Phải sống cho sâu sắc mỗi giây phút của đời sống hằng ngày. Phải biết tiếp xúc với những nhiệm mầu của sự sống trong em và chung quanh em trong từng giây từng phút.

Phải sống cho sâu sắc mỗi giây phút của đời sống hằng ngày. Phải biết tiếp xúc với những nhiệm mầu của sự sống trong em và chung quanh em trong từng giây từng phút.

Cái khó của người xuất gia

Em phải học hạnh đế thính (lắng nghe) và ái ngữ (ngôn từ hòa ái). Phải biết ngồi nghe một cách chăm chú, tĩnh lặng, phải học nghe với tâm không thành kiến, đừng tỏ vẻ nóng nảy, đừng có khuynh hướng phán xét và phản ứng; những năng lượng này một khi biểu hiện ra nét mặt, đôi mắt, hơi thở hay ra cử chỉ sẽ làm cho người nói không còn cảm hứng nói ra những điều người ấy muốn nói. Phải tập theo dõi hơi thở để giữ sự bình tĩnh trong lúc nghe, để tiếp thu được những điều mình nghe, dù những điều đang nghe không phù hợp với nhận thức sẵn có của em về sự thật. Em phải tập nghe thầy, nghe huynh đệ em theo cách ấy, và khoảng một tháng sau, sự truyền thông (communication) sẽ được tái lập giữa em và những người ấy. Khi em nói, em phải tập nói với ngôn từ hòa ái. Phải nói như thế nào để chứng tỏ mình đang bình tĩnh trình bày cho người kia thấy sự thật, chứ không phải là mình đang nói để tỏ lộ sự bực dọc hay bất bình của mình. Tuyệt đối không trách móc. Em chỉ nói về những khó khăn, những đau khổ của em thôi, và cầu xin sự giúp đỡ của người kia. Đế thính và ái ngữ là nội dung của giới thứ tư trong năm giới quý báu.

Thực tập giới này em sẽ chuyển đổi được tình trạng, em có thể thuyết phục thầy và huynh đệ của em cùng góp sức chuyển hóa môi trường hiện thời thành một môi trường thích hợp hơn cho sự tu học, nghĩa là cho sự thực hiện lý tưởng cao đẹp của người xuất gia hảo tâm. Trong một Viện Phật Học, có thể cũng có những hiện tượng chống báng, phe phái, chia rẽ và kỳ thị. Nếu em là tăng sinh trong Viện Phật Học, hoặc giả nếu em là một vị giáo thọ trẻ của Viện Phật Học, em cũng phải thực tập như thế để dần dần chuyển hóa Viện Phật Học thành một môi trường thật sự thuận lợi cho sự thực hiện lý tưởng của người xuất gia. Tôi biết những lời tôi đang viết đây cũng sẽ được các vị sư trưởng của các chùa, các vị giáo thọ trong các Viện Phật Học đọc, tôi tin chắc quý vị cũng đang thao thức như tôi và như em trong vấn đề chuyển hóa môi trường tu học cho môi trường ấy trở thành thuận lợi, và như thế mọi người trong ban giám hiệu, ban giáo thọ cũng như tất cả các tăng sinh sẽ có hạnh phúc nhiều hơn trong đời sống tu học hằng ngày. Hạnh phúc của em rất cần thiết cho tôi và cho tất cả mọi người, vì vậy em không có quyền tiếp tục đau khổ. Nếu em tiếp tục đau khổ, chúng tôi sẽ mất em. Đau khổ cần thiết cho tuệ giác nếu ta biết quán chiếu nó, nhìn sâu vào bản chất nó, để tìm lối ra. Vì vậy đau khổ là một thánh đế, nghĩa là một sự thật linh thiêng. Nhưng nếu ta tự để đắm chìm trong khổ đau mà không thấy được bản chất và con đường thoát khổ, thì đau khổ không còn là một thánh đế nữa.

Người Việt chúng ta đã có kinh nghiệm sâu sắc về tuệ giác này, cho nên chúng ta ai cũng biết câu ăn cơm có canh, tu hành có bạn.

Người Việt chúng ta đã có kinh nghiệm sâu sắc về tuệ giác này, cho nên chúng ta ai cũng biết câu ăn cơm có canh, tu hành có bạn.

Tin Phật giáo có phải đi xuất gia hay không?

Ăn cơm có canh

Nhà sử học Anh Arnold Toynbee có tiên đoán rằng sự gặp gỡ giữa đạo Bụt và văn minh Tây phương sẽ là một biến cố quan trọng nhất của thế kỷ tới. Tôi tin rằng từ cuộc gặp gỡ đó một nền văn hóa mới cho nhân loại sẽ được khai sáng. Em phải chuẩn bị để đóng góp phần em vào biến chuyển lịch sử. Em phải áp dụng cho được giáo pháp của đức Thế tôn trong đời sống hằng ngày để chuyển hóa khổ đau của em và của tăng thân em. Tăng thân là đoàn thể tu học của mình, gồm có thầy và các sư anh, sư chị, sư em của mình. Tăng thân cũng là một thứ thân thể của mình. Nếu mỗi người đều có Phật thân và Pháp thân của mình thì đoàn thể tu học của mình cũng tức là tăng thân của mình. Phải hết lòng thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm.

Phải sống cho sâu sắc mỗi giây phút của đời sống hằng ngày. Phải biết tiếp xúc với những nhiệm mầu của sự sống trong em và chung quanh em trong từng giây từng phút. Phải tỉnh thức lại, phải thấy được trúc tím, hoa vàng, trăng trong và mây trắng là biểu hiện của Pháp thân mầu nhiệm. Phải sống cho được giáo lý hiện pháp lạc trú như thầy Tam Di Đề (Sammidhi), một vị xuất gia trẻ hồi thời của Bụt, rất được Bụt và tăng đoàn thương mến. Thầy La Hầu La (Rahula) là người trẻ đầu tiên được gia nhập vào giáo đoàn xuất gia, và đã được thầy Xá Lợi Phất trao truyền mười giới Sa di. Thầy La Hầu La sau này đã thành công như một trong mười vị đệ tử lớn của Bụt. Thầy A Nan (Ananda) cũng là một người xuất gia trẻ sống hạnh phúc đời sống xuất gia với một trái tim thương yêu trinh nguyên. Nhờ thông minh và trí nhớ phi thường của Thầy mà biết bao nhiêu kinh điển của Bụt đã được lưu truyền lại. Thầy Ly Bà Đa (Revata) em út của thầy Xá Lợi Phất vì thấy được lẽ vô thường và biến hoại của mọi nhan sắc, nên đã xin đi xuất gia từ hồi còn niên thiếu. Thầy sống rất thoải mái và hạnh phúc nơi những vùng núi rừng thanh tịnh.

Sống và tu học với tăng thân ta được tăng thân soi sáng và yểm trợ; đó thực sự là quy y Tăng. Ảnh minh họa.

Sống và tu học với tăng thân ta được tăng thân soi sáng và yểm trợ; đó thực sự là quy y Tăng. Ảnh minh họa.

Tâm sự cùng bạn trẻ

Thầy Tu Bồ Đề (Subhuti) em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc cũng là người niên thiếu xuất gia, được Bụt khen ngợi là thông suốt phép Từ quán và Bi quán. Cả hai đều nhìn vào gương tu tập của người anh. Thầy Tu Na Ka (Sonaka) phát tâm Bồ đề ngay sau khi được nghe bài thuyết pháp ở tu viện Trúc Lâm, đã phải nhịn ăn nhiều tuần lễ, thân thể ốm mòn, mới được phép cha mẹ cho đi xuất gia. Các thầy Bà Đề (Bhaddiya) và A Nậu Lâu Đà (Anurudha) đều là con trai dòng quý tộc, đã bỏ quyền hành và giàu sang để xuất gia theo Bụt, sống đời giải thoát. Sư cô Liên Hoa Sắc (Uppalavana) và sư cô Thu Ba (Subha) đều là những thiếu nữ nổi tiếng là sắc nước hương trời, nhưng đã cắt bỏ mọi ân ái buộc ràng để trở nên người xuất gia, sống tu đạo với một quyết tâm ít ai bì kịp. Sư cô Tôn Đà Lợi Nan Đà (Sundarinanda) em cùng cha khác mẹ của Bụt, cũng đã đi xuất gia lúc chưa đầy hai mươi tuổi, và đã được Bụt khen là rất thành công trong công phu thiền tập… Các vị đều là những tấm gương sáng cho em.

Chúng ta không tu một mình. Chúng ta chỉ có thể tu với tăng thân. Không sống, không tu học và làm việc với tăng thân thì ta sẽ yếu lắm. Sống và tu học với tăng thân ta được tăng thân soi sáng và yểm trợ; đó thực sự là quy y Tăng. Quy y Tăng không phải chỉ là một đức tin mà là một sự thực tập hằng ngày. Nếu không quay về nương tựa Tăng, em sẽ đánh mất lý tưởng xuất gia đẹp đẽ của em trong một tương lai rất gần. Người Việt chúng ta đã có kinh nghiệm sâu sắc về tuệ giác này, cho nên chúng ta ai cũng biết câu ăn cơm có canh, tu hành có bạn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm