Thứ ba, 26/04/2022, 19:52 PM

Vô thường và chân thường

Là Phật tử, ai cũng biết Ngài Long Thọ với cuốn "Trung quán luận" nổi tiếng của đạo Phật. Tác phẩm còn gọi là thuyết "Trung đạo" đã giải quyết được căn bản sự dung hòa giữa hai lối tu: khổ hạnh (ép xác) và phóng túng (thụ hưởng theo thế tục) của truyền thống tu thiền Ấn Độ nói chung thời bấy giờ.

Với nội dung sâu sắc của Trung quán luận, đã mở ra cho Phật giáo Đại thừa hướng đi rộng mở, giải quyết tốt những khúc mắc về giáo lý theo lối tư duy cực đoan dẫn đến bảo thủ. Trung quán luận ra đời như một nhân duyên của giáo lý Đại thừa và cũng là Phật giáo phát triển ngày nay. 

Theo dòng thiền Phật giáo Thích Ca Văn hay còn gọi là Thiền tông, Ngài Long Thọ là Tổ sư đời thứ mười bốn (14) trong số 28 đời Tổ sư Thiền tông Ấn Độ. Ngài Long Thọ ngộ thiền bởi Tổ Ca Tỳ Ma La (Kipimala) tức Tổ đời thứ 13 truyền thừa cho ngài.

Trước khi chưa ngộ thiền, tức chưa gặp Tổ Ca Tỳ Ma La, truyền trao cốt tủy thiền tông, hay còn gọi là “Bí mật thiền tông”, Ngài Long Thọ mặc dù với kiến thức sâu rộng, nhưng với ngài mới chỉ hiểu về sự “vô thường”  của Phật giáo trong tam giới, chứ chưa hiểu được nghĩa “chân thường” rốt ráo của đạo Phật.

Để thêm một lần tri ân và suy ngẫm về sự ẩn ảo vi diệu qua sự truyền trao của dòng thiền tông hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền, nhân đây chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về dòng thiền này. Dưới đây là tóm lược đôi nét duyên khởi giữa Tổ Ca Tỳ Ma La (tổ 13) với Ngài Long Thọ:

Long Thọ, người đời thường gọi là Bồ Tát Long Thọ, ngài sinh sau đức Phật nhập Niết bàn 517 năm, ở miền Tây nước Ấn. Cha tên là Long Chí, mẹ tên Út Phương. Thuở nhỏ, ngài thích nghe kinh Phật. Ngài có biệt tài, khi nghe ông Phạm Chí tụng hết 4 bộ kinh Phệ Đà, ngài thuộc lòng, ngài là người thích tìm hiểu tất cả những gì có ở thế giới này như: Thiên văn học, Địa lý học, Toán học, Văn học, Thần học, Sấm truyền học, Ảo thuật học, Tôn giáo học… Tất cả các môn học này ngài đều học xuất sắc.

Đối diện với sự biến đổi của vô thường

chanhphatgiaoorgvn-0918

Trong Phật giáo có pháp môn “Vô thường học”, ngài nhận biết pháp môn này rất rõ ràng và tường tận, nên vào núi tìm một hang đá, ngài đặt tên là hang “Vô thường”. Dân chúng tìm đến ngài học rất đông.

- Tổ Ca Tỳ Ma La nghe danh ngài nên cũng tìm đến hỏi ngài: Ở đây ông giảng dạy “Vô thường”, chứ ông có biết gì là “Chân thường” không?

- Ngài trả lời là “Vũ trụ”.

- Nghe Long Thọ trả lời, Tổ Ca Tỳ Ma La liền nói với Long Thọ:

“Ông biết một, chẳng biết hai.

Biết được như vậy, theo hoài trầm luân.

Dù ông cố gắng để "Dừng",

Luân hồi sinh tử không dừng được đâu!"

- Vừa nghe 4 câu kệ của Tổ, ngài liền thưa: Như vậy, tôi làm sao biết cái "Chân thường" để không trầm luân, xin thầy chỉ dạy, tôi xin cám ơn?

- Tổ Ca Tỳ Ma La hỏi ngài: Ông biết cái "Chân thường" để làm gì?

- Ngài Long Thọ thưa: Nếu biết cái gì là "Chân thường", con sẽ sống với cái ấy.

- Tổ dạy:

Học nhiều, học ít "Vô thường",

Học cao học thấp "Vô thường" không tha.

Chi bằng ta học "Biết" ra,

Sống với chân thật thì qua "Vô thường".

Địa lý có giỏi đừng vương,

Nếu còn thấy giỏi là đường trầm luân.

Thiền tông Phật dạy chỉ "Dừng".

Luân hồi sinh tử là dừng lại ngay.

Thiên văn dù ông có tài,

Dạy người hiểu biết, vẫn hoài lăng xăng.

Chỉ học và biết rõ rằng,

Ở trong tam giới vẫn hằng trầm luân.

Ngày xưa đức Phật dạy "Dừng".

Không dính không mắc luân hồi dừng ngay.

Ta chỉ rõ ông chỗ này,

Những gì vật lý, đừng nên đem vào".

anguphatgiaoorgvn-0959

Bài kệ của Tổ Ca Tỳ Ma La có 52 câu (dưới thể lục bát), phần đầu Tổ chỉ cho Ngài Long Thọ thấy được đâu là vô thường, bởi dù Ngài Long Thọ có học tài giỏi các môn như: Địa lý, Thiên văn, Toán học, Văn học, Thần học, Sấm truyền… thông tuệ đến mức nào, thì cũng chỉ đem cái vô thường của mình lừa người vô thường. Kết cục thì cũng đều nằm trong quy luật: thành, trụ, hoại, diệt mà thôi (kể cả vũ trụ).

Nếu phần đầu chỉ ra sự vô thường của thế gian, thì phần cuối bài kệ, Tổ Ca Tỳ Ma La cũng chỉ ra cho Ngài Long Thọ thấy được tính "Không" chân như diệu hữu của pháp môn Thanh tịnh thiền (tức Như Lai thiền). Đó là "Chân thường", khi mà người tu đã giác ngộ được đâu là Tam giới và đâu là Phật giới trong vũ trụ bao la này. Chúng ta hãy nghe phần cuối của bài kệ này:

"Dù cho sông núi hoại không,

Hư không có hoại tánh "Không" hề gì.

Thiền Thanh đức Phật có ghi,

Chỉ cần thanh tịnh không chi bận lòng.

Hôm nay ta chỉ cho ông,

Tất cả tam giới, lìa xong cho rồi.

Nghe lời Phật dạy nên "Thôi",

Luân hồi nhiều kiếp hết rồi với ông.

Nếu thực hiện được với lòng,

Chính là chân thật ở trong trần này.

"Chân thường » là ở tại đây,

Nếu thực hiện được, tại đây vĩnh trường".

Nghe Tổ Ca Tỳ Ma La đọc 52 câu kệ chỉ ra chỗ "Chân thường" mà mình muốn biết, bỗng Ngài Long Thọ thốt lên 44 câu kệ trình với Tổ Ca Tỳ Ma La. Trong 44 câu kệ trình Tổ Ca Tỳ Ma La, Ngài Long Thọ như muốn bày tỏ thực lòng với Tổ là mình đã nhận ra sự thật đâu là "Vô thường" và "Chân thường". Ngài cho rằng những việc làm của mình trước đây, dẫu là tài giỏi, nhưng cũng chỉ là hữu danh vô thực, chỉ là việc làm lợi dưỡng thân của thế tục trong vòng tham, sân, si. Và rồi những môn học như: Thiên văn, địa lý, toán số mà mình theo đuổi cũng chỉ là vô thường giả lập hư vọng của thế gian và trong tam giới.

Nhận rõ lẽ chân thật của sự "Vô thường" và "Chân thường" do Tổ chỉ dạy, Ngài Long Thọ thấy được sự sai lầm trước đây của mình và xin nguyện một lòng với Tổ thầy đi theo pháp môn Thiền tông. Dưới đây xin dẫn khổ cuối của bài kệ mà Ngài Long Thọ muốn nói với Tổ:

"Thầy ơi con nguyện trong lòng,

Không vương thế tục để lòng bình an.

Thiền tông thầy dạy rõ ràng,

Chỉ cần thanh tịnh là an muôn đời”.

untitled-1-4036-0945

Nghe xong 44 câu kệ trình của Ngài Long Thọ, Tổ Ca Tỳ Ma La nói: Bài kệ của ông theo Huyền ký của đức Phật dạy vị nào nói lên được chỗ sâu màu của lý lẽ vô thường và chân thường, cũng như hiểu biết được sự cuốn hút của vật lý âm dương trong tam giới này, thì vị đó được xem là đã đạt được “Bí mật thiền tông”. Vậy ta nhận ông làm đệ tử, ông hãy theo ta xuất gia, khi ông được 52 tuổi ta sẽ truyền “Bí mật thiền tông” lại cho ông nối tiếp, ta nhận tổ sư Thiền tông đời thứ 14. Ngài Long Thọ hết sức vui mừng theo Tổ Ca Tỳ Ma La xuất gia và buổi lễ truyền “Bí mật thiền tông” cũng được truyền cho Ngài Long Thọ đúng khi ngài 52 tuổi, tại chánh điện thiền tông chùa Pháp thiền.

Chú thích:

Thiền tông đức Phật dạy, “Nhất tự thiền” hay còn gọi là thiền một chữ. Những từ đóng trong dấu nháy như: thôi, biết, dừng, dứt… có nghĩa là chỉ người tu không dính mắc vào tam độc (tham, sân, si) và những gì thuộc giới cấm trong giáo lý của đạo Phật đã dạy.

Tài liệu tham khảo:

- Thiền học đời Trần (nhiều tác giả) Nxb-TG-2003.

- Thiền Uyển Tập Anh và Thiền học Phương Đông (nhiều tác giả).

- Thiền học - Nguyễn Đăng Thục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm