Đối diện với sự biến đổi của vô thường
Đức Phật dạy: "Có gì là vui sướng khi đời bị đốt thiêu”. Điều đó nghĩa là ngọn lửa vô thường sẽ đốt thiêu tất cả, ta cứ tưởng là sẽ còn hoài. Và ta ngủ quên trong ảo tưởng đó, nhưng sự thật là đời đang mất dần, đang biến đổi dần.
Có người hỏi Thầy: "con còn trẻ tuổi nên cái dục rất mạnh, làm sao để vượt qua và quán bằng cách nào?"
Thầy cũng phân tích rất nhiều về vấn đề này. Ví dụ: thường là nhiều khi ta yêu một người nào đó, thường là yêu nơi hình thể, mà hình thể là: cái miếng thịt, tóc, móng tay,... Những cái đó không bền, nên ta đem cuộc đời mình, đem trái tim mình dựa vào đó. Nhưng mà sự thật thì cái đó đang biến dạng từ từ và chắc chắn là đi đến cuối cùng thì miếng thịt mịn màng đó cuối cùng nó sẽ già đi, nhăn nheo rồi tan hoại.
Còn một điều nữa là tính tình của cô đó nữa hay là tính tình của anh đó sẽ thay đổi. Lúc gặp họ thì tâm hồn mà ta gặp thế như thế này; nhưng mà 5 năm sau hoặc 10 năm sau, thì tâm hồn của anh hoặc cô ta có còn được như vậy nữa hay không?
Vì tâm hồn của họ cũng đang biến dạng nhưng mà có biến dạng theo hướng tốt hay là biến dạng theo hướng xấu, cũng không biết được.
Đức Phật dạy: "Có gì là vui sướng khi đời bị đốt thiêu”. Điều đó nghĩa là ngọn lửa vô thường sẽ đốt thiêu tất cả, ta cứ tưởng là sẽ còn hoài. Và ta ngủ quên trong ảo tưởng đó, nhưng sự thật là đời đang mất dần, đang biến đổi dần. Không có gì là tồn tại mãi. Ví dụ như người thân yêu nhau mai mốt chia xa, người sống người chết. Hôm nay giàu sang sắc đẹp xuân thì. Nhưng ngày mai có khi cơ hội đi qua, ta thành nghèo khổ, sức khỏe mất đi trở thành tàn tạ, dung nhan trở thành héo úa.
Ta đã chuẩn bị gì cho điều đó xảy ra chưa? Hay mải mê chìm trong bóng tối, những vui chơi ảo tưởng, những lạc thú càng lúc càng phá hoại những lạc thú của ta nhiều hơn.
Khi ta càng hưởng thụ thì công đức quá khứ càng bị hủy hoại hết. Vì vậy phải nhiếp tâm tu tập, làm nhiều việc thiện, hướng về vô ngã để đối phó với sự biến động của vô thường chứ đừng mải mê chạy theo dục lạc.
Trích "Tuyên Bố Thánh Trí "
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm