Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/03/2022, 13:46 PM

Vô minh là không biết vô thường, sinh diệt

Minh hay tuệ giác không ở đâu xa mà có ngay trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Ngay nơi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của mình, hãy quán sát để thấy biết rõ chúng vô thường, là pháp sinh diệt.

Minh trong đạo Phật là tuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Đức Phật khi thành đạo Ngài chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Các bậc Thánh A-la-hán chứng đạo thì vô minh diệt và minh sinh. Hàng đệ tử Phật chúng ta mỗi phút giây vẫn đang thực tập minh sát, phát huy chánh niệm và tỉnh giác để thấy tất cả pháp đều vô thường, sinh diệt, vô ngã.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

“Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật. Buổi chiều sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng nhau thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

-Tôi có điều muốn hỏi, Nhân giả có rảnh để giải đáp cho chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

-Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu tôi biết, tôi sẽ trả lời.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

-Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

-Là không biết. Không biết tức là vô minh. Không biết cái gì? Không biết như thật mắt là vô thường; đó gọi là không biết. Không biết như thật mắt là pháp sanh diệt, đó gọi là không biết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Như vậy, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la đối với sáu xúc nhập xứ này mà không như thật thấy, biết, không vô gián đẳng, ngu si, không sáng, tối tăm, đó gọi là vô minh.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

-Gọi là minh, vậy thế nào là minh?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

-Là biết. Biết tức là minh. Biết những gì? Mắt là vô thường, nên biết như thật mắt là vô thường; mắt là pháp sanh diệt, nên biết như thật mắt là pháp sanh diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Thưa Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, đối với sáu xúc nhập xứ này mà như thật biết, thấy, sáng tỏ, giác ngộ, có trí tuệ, có vô gián đẳng, đó gọi là minh.

Bấy giờ, hai vị Chánh sĩ đều tùy hỷ, mỗi người trở về chỗ của mình.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 251)

nhàng an yên trong cuộc sống. Không thường biết (vô minh) thì mọi thứ đều thật, mọi khổ vui trong cuộc đời đều hiện hữu rất thật.

nhàng an yên trong cuộc sống. Không thường biết (vô minh) thì mọi thứ đều thật, mọi khổ vui trong cuộc đời đều hiện hữu rất thật.

Buồn phiền vì vô minh

Thì ra, minh hay tuệ giác không ở đâu xa mà có ngay trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Ngay nơi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của mình, hãy quán sát để thấy biết rõ chúng vô thường, là pháp sinh diệt. Cái khó là chúng ta không phải lúc nào cũng tỉnh giác để hiện quán (vô đẳng giác), thấy rõ đương tại các pháp đang sinh diệt trong từng sát-na.

Sáu căn vô thường sinh diệt lại tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) cũng vô thường sinh diệt. Do tiếp xúc làm duyên nối căn trần lại với nhau mà từ đó sinh yêu ghét. Vô minh hay có minh xuất hiện trong khoảnh khắc này và dẫn ta đi về vô tận thăng trầm khổ vui hay nhẹ nhàng an yên trong cuộc sống.

Không thường biết (vô minh) thì mọi thứ đều thật, mọi khổ vui trong cuộc đời đều hiện hữu rất thật. Từ đó mà rong ruổi tìm cầu, nắm giữ điều yêu thích và chối bỏ, xua đuổi những điều chán ghét. Vòng luẩn quẩn yêu ghét của cuộc sống sẽ chấm dứt khi tâm ta sáng tỏ, thấy căn trần đều hư giả thì nhẹ nhàng xả buông mọi thứ. Thường minh, tức luôn thấy biết rõ ràng tính duyên sinh giả hợp của pháp thì tự khắc an yên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Xem thêm