Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vụ việc bà Tấm và sư thầy chùa Sải: Nguyên Trưởng tiểu ban QLDT Hồ Khẩu nói gì?

"Ở chùa Sải, tôi thương thầy Chung lắm, tôi quyết ở chùa Sải, trước là hầu Phật, sau là hầu thầy. Chết tôi cũng ở đây" - Bà Trần Thị Tấm, vợ liệt sĩ neo đơn hiện đang ở chùa Sải khẳng định.

Chiều ngày 24/08/2013, phóng viên Phatgiao.org.vn trở lại chùa Sải (Quận Tây Hồ - Tp.Hà Nội) tiếp tục tìm hiểu câu chuyện như báo Người Cao tuổi đã đưa tin ngày 16/08/2013 với nội dung sư thầy trụ trì chùa Sải Thích Đàm Chung đánh vãi Trần Thị Tấm là vợ liệt sĩ, có hoàn cảnh neo đơn và ở chùa Sải hơn chục năm nay.

Trao đổi với PV, bà Tấm trần tình kể lại câu chuyện: "Tôi là người đặc biệt, có hoàn cảnh thương tâm, chồng là liệt sĩ. Tôi chỉ sinh được một người con gái nhưng cô con gái đã chết khi sinh nở em bé. Vì vậy, tôi rất đau buồn. Tôi không về quê mà ở lại Hà Nội để đi làm giúp việc cho nhiều gia đình tại phường Bưởi, trong đó có nhà bà Phúc (người đã từng viết đơn tố cáo sư thầy Thích Đàm Chung - PV). Sau khi không làm nghề giúp việc nữa, tôi xin vào chùa Sải, nương tựa ở đây được hơn mười năm rồi. Ở chùa Sải, tôi thương thầy Chung lắm, tôi quyết ở chùa Sải, trước là hầu Phật, sau là hầu thầy. Chết tôi cũng ở đây.

Thời gian trước (bà Tấm không nói rõ năm nào - PV), sư thầy đã đánh tôi do tôi đi nhầm một chiếc dép của thầy. 

Hai năm nay, tôi không ăn chung với chùa mà tôi ăn riêng. Tôi tự nấu ăn, còn ăn chay nữa, với lại tôi được Phật độ nên tôi mới khỏe như thế này đấy. Đến Rằm tháng Tám này là vừa tròn hai năm tôi ăn riêng. Tôi hay nhặt khế ở vườn để hấp cơm ăn.

Hiện nay, mắt trái của tôi bị mù, mắt phải bị mờ. Còn về khoản tiền tiết kiệm của tôi, do tôi không có chứng minh thư nên tôi nhờ cô Nga (Nguyễn Thị Nga, người tố cáo sư thầy Thích Đàm Chung - PV) đứng tên, sau đó tôi lấy sổ tiết kiệm (số tiền 70.000.000 đồng - PV) nhờ thầy Chung giữ hộ để sau này làm ma cho tôi. Riêng ba cây vàng, tôi có tâm nguyện là cúng chùa Sải một cây, hai cây còn lại cúng cho hai chùa khác".

Có mặt tại chùa Sải vào chiều ngày 24/08, có nhiều phật tử, nguyên cán bộ khu quản lý di tích chùa Sải và sư thầy Thích Đàm Chung. Khi được hỏi về các vấn đề mà bà Tấm vừa trao đổi với phóng viên, hầu như ai cũng bức xúc và lên tiếng phản đối.

Trong đó, sư thầy Thích Đàm Chung khẳng định: "Tôi chưa hề đánh bà Tấm bao giờ, là người tu hành là phải từ bi, cứu khổ. Sao tôi lại đánh bà Tấm được chứ? Bà Tấm cũng như bao người già cả khác, và tôi thương bà vì hiện nay bà đã già, không còn minh mẫn, tính khí thất thường, ăn nói lúc thế này lúc thế kia. Nhiều khi nói không thành có, nói có thành không. Khiến tôi và nhiều phật tử của chùa rất thương tâm. Nhưng nghĩ mình là người tu hành, lại thấy hoàn cảnh bà Tấm thương xót nên tôi không chấp, hỷ xả bỏ qua tất cả và cưu mang bà Tấm hơn chục năm nay. Nếu như tôi có ác tâm với bà Tấm thì liệu rằng bà Tấm có sống và ở đây được hơn một chục năm qua không?"
 Sư thầy Thích Đàm Chung

Còn phật tử Đào Thị Loan (74 tuổi, Phố Thụy Khuê - Quận Tây Hồ), bức xúc: " Nếu như theo báo Người Cao tuổi viết, theo như bà Tấm kể thì chúng tôi chẳng đến chùa làm gì nữa. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Thầy Chung đối xử với phật tử cũng như bà Tấm tốt lắm. Chưa bao giờ thầy làm mất lòng ai. Ai cũng quý hóa thầy. Nhiều lần bà Tấm có thái độ không khiếm nhã với thầy, thầy đều bỏ qua hết và vẫn cưu mang thầy cũng như bảy bé mồ côi hiện đang ở chùa. Với lại thân hình của bà Tấm như vậy, liệu có chịu nổi được những ác tâm như báo Người Cao tuổi hoặc như trong đơn cô Nga, bà Phúc nêu ra không? Trong khi đó, trên thực tế, trong người bà Tấm không hề có một vết thương tích nào, thân thể bà ấy vẫn hoàn toàn bình thường".
 Phật tử Đào Thị Loan (74 tuổi, Phố Thụy Khuê - Quận Tây Hồ)

Tiếp lời phật tử Đào Thị Loan, phật tử Nguyễn Thị Hồng (Phường Bưởi - Quận Tây Hồ) cho biết thêm: "Bà Tấm tham lam lắm. Đồ cúng ở chùa xong là bà ấy lấy và cất đi hết. Lại hay nói xảo ngôn, không đúng sự thật nữa. Việc này, ai hay đến chùa đều biết hết"

Theo báo Nguoiduatin.vn, đăng ngày 24/08/2013, có đoạn trích: "Hai năm trước, cũng từng có đơn từ tố cáo sư Chung đánh bà Tấm và người phụ trách tổ dân phố cũng đã phải đến giải quyết nhưng sau đó lắng đi". Khi được hỏi về đơn tố cáo cách đây hai năm, nhà giáo Vũ Văn Luân (Nguyên Trưởng tiểu ban QLDT Hồ Khẩu khóa trước) cho biết: "Cách đây hai năm không hề có đơn tố cáo thầy Chung mà chỉ là thắc mắc ở trong làng Hồ Khẩu. Sau khi nghe những thắc mắc đó, Ban Quản lý di tích đã ra chùa làm việc với thầy Chung và bà Tấm, song không có kết luận gì vì không có chứng cứ cụ thể. Tất cả chỉ là do...đồn miệng".
 Ông Vũ Văn Luân - Nguyên Trưởng tiểu ban QLDT Hồ Khẩu khóa trước

"Còn về mối quan hệ giữa thầy Chung và bà Tấm, tôi thấy không hề có hiềm khích gì. Bà Tấm thực ra không phải là phật tử, không phải là vãi, chỉ là người nương tựa vào chùa để sống. Nhưng khi ở chùa, bà Tấm không tuân theo những quy định của chùa, lại tự do làm nhiều việc theo ý của mình. Đã nhiều lần thầy Chung nhắc nhở, chỉ dạy nhưng bà Tấm không thay đổi. Thấy bà Tấm như vậy, Ban Quản lý di tích đã yêu cầu người thân của bà ở Nam Định lên chùa đón bà về quê, tuy nhiên bà không chịu về mà vẫn khăng khăng rằng: Tôi sống ở đây, chết cũng phải ở đây" - Ông Luân cho biết thêm.

Trong những ngày qua, có một số độc giả gọi điện đến đường dây nóng của Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh việc tranh chấp đất đai giữa chùa Sải và gia đình nhà bà Phúc (hay còn gọi là bà Nền, người có đơn tố cáo sư thầy Thích Đàm Chung - PV). Đề cập đến việc này, các phật tử cũng như sư thầy Thích Đàm Chung đều khẳng định rằng, phản ánh trên là sai sự thật. Bởi ranh giới đất giữa chùa Sải và đất nhà bà Phúc cách nhau một con đường dân sinh. Không thể có tranh chấp nào cả.

Còn về vấn đề đưa người nhà lên chùa "làm ăn", sư thầy Thích Đàm Chung khẳng định: "Đúng là tôi có đưa người nhà lên chùa ở. Tuy nhiên, do chùa rộng nên đã nhiều lần tôi đề nghị với Ban Quản lý di tích là cho người trông nom chùa nhưng không có ai ra chùa làm việc này. Do vậy, anh trai của tôi là Ngô Văn Cư đã phát tâm lên chùa Sải, vừa làm bảo vệ vừa trông nom chùa. Còn về việc "làm ăn", tôi không hiểu báo Người Cao tuổi đề cập ở đây là "làm ăn" cái gì?".

Được biết, trước đây con gái của bà Phúc bán hàng trước cổng chùa, gây mất mỹ quan của chùa. Hơn nữa, trái với quy định của phường Bưởi về việc bán hàng vỉa hè không đúng quy định. Do vậy, việc bán hàng của con gái bà Phúc bị tạm ngừng. Theo các phật tử quanh chùa phản ánh, sau khi bị ngưng bán hàng, con gái bà Phúc đã có những lời lẽ thô tục, thậm chí còn đuổi đánh cả sư thầy Thích Đàm Chung. Cũng theo các phật tử này, hiện nay có nhiều người lạ mặt thường xuyên đến nhà để đe dọa những người ủng hộ thầy Chung.

Và theo ghi nhận của PV, hiện nay đã có một nhóm người photo nhiều tờ rơi với nội dung: "Sư thầy Thích Đàm Chung, trụ trì chùa Sải, quận Tây Hồ, Tp.Hà Nội đánh đập vãi Trần Thị Tấm..." rải đến nhiều hộ dân quanh khu vực thôn Đình Quán, huyện Từ Liêm, Tp.Hà Nội, nơi có các giáo dân và lương dân sinh sống một cách bình yên, hòa thuận.

Cho tới thời điểm này, các cơ quan chức năng cũng như công an phường Bưởi vẫn đang tiến hành điều tra, chưa có kết quả cuối cùng về toàn bộ vụ việc có hay không sư thầy Thích Đàm Chung đánh vãi Trần Thị Tấm?

Tuy nhiên, theo quan sát của PV, bà Tấm là người đôi lúc không bình thường, không được minh mẫn. Bởi khi trao đổi với PV, trong các câu trả lời vẫn còn  mập mờ, cùng một vấn đề nhưng lúc nói là đúng, lúc nói là sai hoặc lúc có, lúc không. 

Tâm Đức Hậu

TIN, BÀI LIÊN QUAN






CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lắng nghe những lời thị phi

Phật pháp và cuộc sống 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Phật pháp và cuộc sống 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Phật pháp và cuộc sống 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Phật pháp và cuộc sống 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm