Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/09/2022, 06:14 AM

Vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp không được vãng sanh

Phàm là người học Phật, ai cũng đều biết tu hành nào phải chuyện dễ dàng, lại đối với chuyện thành Phật thật là quá khó.

Trong Kinh, Phật nói cho chúng ta biết, nếu chỉ nương vào các pháp môn khác thì phải mất đến 3 đại a-tăng-kỳ kiếp mới có thể thành Phật. Giả như Phật không dạy pháp môn Tịnh Độ, thì chúng ta đối với Phật pháp chỉ là sanh tâm ngưỡng mộ, chẳng qua là trồng 1 ít thiện căn mà thôi, rất khó đi đến mục đích cứu cánh thành Phật.

Phật vì thương xót tất cả chúng sanh thời mạt pháp nên mới đại từ đại bi khai thị cho chúng ta pháp môn Niệm Phật, có thể đới nghiệp vãng sanh, ngay trong đời này liền có thể thành tựu. Nhưng không thể nhìn nhận sai lầm mà cho rằng tất cả những người tạo nghiệp đều có thể vãng sanh, rồi thì mặc tình phóng túng cho bản thân mình làm bậy, dẫn đến một mặt niệm Phật, một mặt vẫn cứ tạo nghiệp. Niệm Phật như vậy đến khi Phật Di Lạc ra đời cũng không thể vãng sanh.

Trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ giữ lấy một câu Phật hiệu A Di Đà Phật thường thường niệm trong tâm.

Trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ giữ lấy một câu Phật hiệu A Di Đà Phật thường thường niệm trong tâm.

Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là mang theo nghiệp mà vãng sanh về Tịnh Độ. Nhưng phải hiểu cho rõ ràng minh bạch, nghiệp có thể mang theo khi vãng sanh là những nghiệp đã tạo trước khi học Phật, chẳng phải là sau khi học Phật. Sau khi học Phật thì cần phải bỏ các điều ác, tu các điều thiện, không thể tạo thêm các ác nghiệp nữa, như vậy là đúng rồi.

Trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ giữ lấy một câu Phật hiệu A Di Đà Phật thường thường niệm trong tâm. Bất luận là gặp cảnh giới gì hiện tiền cũng chỉ dùng một câu A Di Đà Phật này để đối phó. Tất cả quá khứ, hiện tại, vị lai cả thảy đừng nghĩ đến nữa, hãy lão thật mà niệm Phật. Đối với “được”, “mất” của thế gian không nên để ở trong tâm, nếu “được” thì cũng không nên vui mừng vì nó là giả đó mà, nếu “mất” cũng đừng đau lòng vì đây là lẽ đương nhiên có “được” ắt sẽ có “mất”. Vì thế nếu chúng ta cứ mãi lo được, lo mất thì cái gánh nặng trong tâm sẽ trở nên quá nặng nề. Thân thể trong sát na đã trở nên già yếu, không thể nào vĩnh viễn là 18 tuổi, khi vừa mới sanh ra là đã hướng đến phần mộ mà tiến vào không một giây ngừng nghỉ. Chúng ta hãy nghĩ thử xem thân thể còn chẳng thể giữ được huống chi là những vật ngoài thân ư?

Người niệm Phật nếu muốn cầu sanh Thượng Phẩm Thượng Sanh thì đối với đệ nhất nghĩa tâm quyết chẳng nghi ngờ. Thế nào là đệ nhất nghĩa? Đó là niệm Phật để thành Phật. Luôn luôn tinh tấn tu hành, giữ giới tinh nghiêm, dõng mãnh đoạn trừ 10 nghiệp ác, thường hành 10 nghiệp thiện, nương nơi pháp môn mình tu tập mỗi mỗi đều thực hành thấu đáo, luôn cật lực dấn thân tiến lên phía trước 10 năm như buổi đầu, dù cho thịt nát xương tan cũng quyết không lùi bước trên con đường niệm Phật. Người sanh vào Thượng Phẩm Thượng Sanh thì khi vừa đến Thế Giới Cực Lạc, hoa sen liền nở ra thấy được Phật, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, đồng thời chứng được quả Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát.

Nếu chẳng sanh vào Thượng Phẩm, mà sanh vào Trung Phẩm hay Hạ Phẩm thì phải ở trong hoa sen thêm một thời gian rất lâu nữa thì mới có thể hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh. Cho nên, chúng ta nên tranh thủ một hơi thở mà gắng sức vượt lên thượng du cầu sanh Thượng Phẩm. Nếu cầu không được Thượng Phẩm thì vẫn còn được rơi vào Trung Phẩm. Nếu chẳng thế, thì chỉ có thể nương nhờ vào nguyện lực Di đà mà đới nghiệp vãng sanh để khỏi phải rơi vào trong luân hồi sanh tử thì đã là tốt lắm rồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm