Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/03/2024, 17:36 PM

Vượt qua sân hận oán thù

Khi có sự buồn phiền và sân hận trong tâm, thiền sinh cũng nên nghĩ tới nguyên nhân của sự bực bội, khó chịu và sân hận. Đối tượng nào làm chúng ta khó chịu?

Khi đối tượng nhất là tâm sân phát sinh trong tâm, chúng ta luôn luôn nghĩ đến nghiệp báo và biết rằng nghiệp báo là định luật của thiên nhiên. 

Đừng nói chi trong tâm. Nơi thân này, khi hành thiền chúng ta sẽ thấy, càng ngồi lâu thì càng cảm giác đau nhức ở trong thân. Nếu thiếu chánh niệm và có sự dính mắc với thân này, chúng ta bắt đầu chấp và có sự bực bội. Bực bội vì chúng ta không thích sự đau nhức đó. Mỗi lần bực bội là mỗi lần chúng ta cột một cái nghiệp mới vào tâm, không ai khác ngoài chúng ta trói buộc chính mình cả. Cái đau cứ đến, thay vì buông bỏ sự bực bội, chúng ta tiếp tục không thích nó, và cứ thế chúng ta tiếp tục cột thêm, thắt thêm cái nghiệp sân vào tâm, làm cho nó ngày càng dày hơn và chắc hơn.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật dạy ta nên ghi nhận cái tâm không thích sự đau nhức đó. Vì cái đau chỉ là cảm giác và chúng ta không thể làm gì được cả. Ngay lúc đó chúng ta chỉ có thể sửa đổi cái tâm của chúng ta mà thôi. Vì vậy chúng ta nên có trí nhớ và ghi nhận là tâm chúng ta đang có sự không thích. Như vậy chúng ta sẽ giải quyết được nó bằng cách ghi nhận nó để thấy nó thay đổi. 

Sư xin kể một thí dụ nữa về cách niệm chướng ngại sân hận và oán thù. Có một hình ảnh không khả ái của ai đó đến với mắt của chúng ta. Có một lời nói không vừa ý của người nào đó đến với tai của chúng ta. Lúc đó vì thiếu chánh niệm, nên chúng ta tức giận và bực bội. Thật ra ngay sau đó, hình ảnh cũng như lời nói của người đó đã đi mất rồi. Nhưng chúng ta vẫn giữ lại hình ảnh và lời nói đó trong tâm để  rồi tiếp tục giận và giận thêm. Đức Phật dạy chúng ta Pháp Tâm Quán Niệm Xứ để chúng ta tập ghi nhận tâm. Khi chúng ta ghi nhận tâm không thích, tự nhiên chúng ta sẽ thấy tâm thay đổi và từ đó chướng ngại sân hận sẽ yếu dần. 

Tâm luôn luôn phản ứng: Thích và không thích. Khi thân đau nhức, nó phản ứng không thích và trở nên bực bội với thân. Khi nghe lời nói không vừa ý, nó phản ứng không thích và tức giận, muốn chửi, muốn đánh người nói ra lời đó. Tâm làm việc theo thứ tự như vậy. Khi tâm phản ứng khó chịu với thân này hay khi tâm phản ứng giận dữ với một số đối tượng nào đó, phản ứng này sẽ tác động đến thân, thân sẽ căng thẳng và đau nhức hơn. Nếu giận quá, tay chân có thể run rẩy và miệng lập cập.

Trong trường hợp như vậy, Đức Phật dạy chúng ta phải luôn luôn ghi nhận. Khi chúng ta ghi nhận kịp thời lời nói, đó là Pháp Quán Niệm Xứ. Nếu chúng ta ghi nhận không kịp thời thì lời nói sẽ tiến sâu vào tâm chúng ta. Nếu chúng ta lại ghi nhận không kịp thời phản ứng của tâm với lời nói, thì sự không thích và tức giận sẽ tăng dần, sẽ tác động trở lại thân. Khi giận quá chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu trong tim và ngực. Sự giận này vốn là phản ứng của tâm, trở lại thành phản ứng của thân. Lúc đó chúng ta nên trở lại ghi nhận sự khó chịu ở thân, rồi lần lần sự khó chịu ở thân sẽ bắt đầu tan, nó tan đi là nhờ sự ghi nhận của chúng ta.

Đó là những phương pháp giúp vượt qua chướng ngại thứ hai là sân hận và oán thù.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống an vui 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Xem thêm