Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/10/2023, 17:14 PM

Vượt qua vòng xoáy cuộc đời

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi một vị Thiên đi đến đảnh lễ, sau khi đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống; khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt. Do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

Vị Thiên đáp:

Từ lâu, tôi mới thấy

Bà la môn tịch tịnh

Không đứng, không bước tới

Vượt chấp trước ở đời.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 1, phẩm Cây lau, phần Bộc lưu, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.9)

Lời bàn:

Ai đã từng dấn thân khám phá, chinh phục thiên nhiên thì đã có lần băn khoăn trước ghềnh thác hiểm trở, nước xoáy ầm ào (bộc lưu), nghĩ cách vượt qua nó mà không bị nhấn chìm hay cuốn trôi? Cũng vậy, đứng trước dòng xoáy cuộc đời với vô vàn cám do và cạm bẫy, hạnh phúc và khổ đau, được mất và hơn thua, yêu thương và thù hận…, con người cũng loay hoay, ta phải vượt qua nó bằng cách nào? Một câu hỏi lớn cho không riêng gì loài người mà ngay cả loài Trời cũng phân vân, bối rối.

Không chấp thủ, không đắm trước với mọi thứ và cứ thế, sang bờ kia.

Không chấp thủ, không đắm trước với mọi thứ và cứ thế, sang bờ kia.

Thế Tôn đã vượt qua dòng xoáy sanh tử ấy, truyền lại cho hậu thế bằng kinh nghiệm xương máu của Ngài: để vượt qua dòng xoáy cuộc đời là không đứng lại và cũng không bước tới, tức sang bờ bên kia. Có điều là nếu không đứng lại thì đi, và không bước tới thì đứng, chứ không đi cũng không đứng thì biết làm thế nào để sang được bờ kia? Ấy vậy mà Thế Tôn và các vị Thánh đệ tử của Ngài đã làm được.

Cố nhiên vượt qua ghềnh thác cuộc đời khó hơn bội phần so với thác ghềnh thiên nhiên nên kỹ thuật cũng đặc biệt hơn. Không đứng lại bởi nếu đứng lại lập tức bị nhấn chìm. Đứng lại là chấp thủ, bám víu mà làm sao bám víu được khi mọi thứ đang trôi chảy? Bị cột chặt, trói buộc tất phải chìm đắm. Không bước tới vì nếu bước tới sẽ bị cuốn trôi. Bước tới là đắm trước, chạy theo sự sai sử của dục vọng mà dục vọng của chúng sanh thì vô tận, không có bến bờ. Dòng xoáy của tham dục sẽ cuốn phăng tất cả, sẵn sàng đạp lên mọi thứ kể cả nhân nghĩa. Một đời lao đao lẫn lộn buồn vui, thành công và thất bại… để rồi ra đi với hai bàn tay trần và chẳng biết về đâu chẳng phải trôi giạt là gì?

Vậy nên, người đệ tử Phật thận trọng vượt qua dòng xoáy cuộc đời bằng sự tỉnh táo, thấy rõ như thật bản chất hư ảo của cuộc đời. Không chấp thủ, không đắm trước với mọi thứ và cứ thế, sang bờ kia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Động giữa vô thường

Sống an vui 18:00 17/05/2024

Thấy cuộc đời như một cơn gió bấc / Ngộ thế gian là những tấc thịnh suy/ Rõ diệt sinh trong mỗi niệm đến đi/ Ngay thực tại đâu còn gì tìm kiếm!

Hạnh phúc là sự yên bình trong lòng

Sống an vui 10:30 17/05/2024

Dưới bầu trời rộng lớn, ta cảm nhận được sự tự do và thanh thản. Đôi khi, chỉ cần đứng dưới bóng cây, nhìn những đám mây trôi qua, ta đã cảm thấy nhẹ nhàng và tự do như chim bay trên bầu trời xanh thẳm.

Từ bỏ tham dục

Sống an vui 07:20 17/05/2024

Bài kệ 199: “Quả thật là một điều an lạc nếu ta sống không tham dục. Ở trong môi trường tham dục và giữa những người tham dục, ta sống không tham dục”.

Muốn ít và biết đủ để sống an yên

Sống an vui 10:30 16/05/2024

Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Không chỉ riêng người xuất gia mới thực hành hạnh muốn ít và biết đủ mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện điều này. Vì thiểu dục tri túc chính là nguồn gốc của thiện pháp.

Xem thêm