Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/09/2023, 10:12 AM

Tám sự thật nếu bạn ngộ ra cuộc đời bạn sẽ bớt, không còn khổ đau

Lấy tám điều giác ngộ này mà chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tử mà buông bỏ năm dục lạc hướng tâm về con đường Thánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này.

Giác ngộ thứ nhất: cuộc đời là vô thường, đất nước mong manh. Bốn đại là trống rỗng, tập hợp năm ấm, vốn là vô ngã, luôn sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta khi chưa giác ngộ là cội nguồn phát sinh mọi điều ác, thân ta là nơi tích tụ nhiều tội lỗi. Quán chiếu như thế dần dần thoát ly sanh tử khổ đau.

Giác ngộ thứ hai: càng ham muốn nhiều thì càng đau khổ, khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâm an lạc tự tại.

Giác ngộ thứ ba: tâm không biết no đủ, luôn muốn được nhiều, vì vậy tội ác tăng trưởng. Bậc Bồ Tát trí tuệ thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.

Giác ngộ thứ tư: lười biếng tu hành đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấm và ba cõi.

Giác ngộ thứ năm: ngu si trong sanh tử. Bồ Tát thường nhớ rằng cần phải học rộng, nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt được hạnh phúc.

Tám nỗi khổ đau ở cõi Ta Bà

01

Giác ngộ thứ sáu: Bồ tát cần thực hành hạnh hoan hỷ bố thí một cách bình đẳng không phân biệt. Bố thí với tâm không vướng mắc, chấp trước. Hạnh bố thí giúp chúng sanh vơi bớt khổ sầu.

Giác ngộ thứ bảy: năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗi và tai họa. Vậy tuy làm người mà sống không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sống xuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìn đạo hạnh, tu tập phạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.

Giác ngộ thứ tám: lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. Phát tâm cứu giúp tất cả mọi người, mọi loài. Nguyện thay thế cho chúng sanh chịu các khổ não vô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanh đạt được niềm vui tối thượng, hướng tới giác ngộ giải thoát.

Tám điều như vậy, chư Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc hiền trí đã giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bi và tu luyện trí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ Niết Bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanh được giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tử mà buông bỏ năm dục lạc hướng tâm về con đường Thánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này. Ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến Bồ Đề, mau lên chánh giác. Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.

Theo Kinh tám điều giác ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm