Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/09/2017, 06:00 AM

Xem bói, vàng mã và hầu đồng - văn hóa hay lừa đảo?

Kể từ khi Unesco công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì tình trạng “Hầu đồng” diễn ra khắp nơi, có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều “Thầy bói” thu lợi bất chính thông qua hoạt động cúng bài, hầu đồng. Thiết nghĩ nhà nước cần phải có các quy định biện pháp nhằm hạn chế “loạn hầu đồng”, “đốt vàng mã” nhằm đảm bảo người dân không bị những kẻ “giả thần giả thánh” lợi dụng tâm linh tín ngưỡng chiếm đoạt cả chục triệu cho đến vài trăm triệu của người đi xem bói.

1. Tín ngưỡng thờ Mẫu tam Phủ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là một trong 12 loại hình văn hóa được Unesco công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể" của Việt Nam. 11 loại hình văn hóa khác của Việt Nam cũng được Unesco công nhận như “Nhã Nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam”, “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, “Dân ca Quan họ”, “Hát Ca trù”, “Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng”, “Hát xoan”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, “Đờn ca tài tử Nam Bộ” , “Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” , “Nghi lễ Kéo co”, và “Bài chòi”…

Điều đặc sắc nổi bật lên để Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ được Unesco Công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể" vì có nhiều yếu tố nghệ thuật như "cung đàn, điệu múa, diễn xướng, hát văn, trang phục, nghi lễ trong đó…" được thể hiện trong hầu đồng.

“Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam” là văn hóa tín ngưỡng truyền thống hàng nghìn năm nay của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Dưới góc độ văn hóa, tâm linh “Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam” cũng như hầu đồng cần phải bảo tồn và phát huy vì nó là nhu cầu tâm linh của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Nhưng ngược lại cũng phải loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, lợi dụng “Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam”, lợi dụng hầu đồng để dụ dỗ, lừa đảo, thu lợi bất chính.

Giá trị văn hóa và nghệ thuật của hầu đồng là không thể phủ nhận. hầu đồng là văn hóa phi vật thể sẽ giúp đưa hình ảnh của Việt Nam đến các nước trên thế giới, nhưng ngược lại những ảnh hưởng tiêu cực dựa trên loại hình nghệ thuật này cũng đang là vấn đề đáng báo động. Bài báo phản ánh mối quan hệ giữa “xem bói”, “vàng mã” "hầu đồng".

2. Loạn hầu đồng mở phủ

Khi phóng viên có dịp về thăm quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy chứng kiến cảnh hầu đồng diễn ra như sau:

“Từ đền Trình ở đầu xã đã nghe tiếng đàn, ca từ các đền, phủ vang vọng. Dạo một vòng hơn 20 đền, phủ ở đây, nhận thấy ở đâu cũng có khóa đồng đang diễn ra. Ở các phủ chính như Tiên Hương, Vân Cát, Lăng Mẫu... các giá đồng tổ chức cách nhau chỉ một ban thờ, thậm chí là một bức màn che, tiếng nhạc, ca của giá đồng này xen vào giá đồng khác.” [1].

Giáo sư Ngô Đức Thịnh khẳng định rằng "Hầu đồng cũng có giá trị chữa bệnh chứ không hoàn toàn là mê tín như nhiều người lầm tưởng. Giáo sư cho biết thực tế cho thấy có nhiều trường hợp bị bệnh nhưng sau khi hầu đồng thì khỏi bệnh. Đối với những người như vậy thì họ cần hầu đồng và hầu đồng là nhu cầu của họ."

Khi trả lời câu hỏi Hầu đồng xưa và nay khác nhau như thế nào? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai khẳng định rằng: “Hầu đồng xưa và nay có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về chủ thể, hình thức và phương cách biểu đạt. Ví dụ như lên đồng xưa thì các chủ thể là người có căn thực sự (tức là những người có căn tính, tâm lý khác người bình thường) còn lên đồng ngày nay chủ thể đa dạng có căn và không căn đều lên đồng” [2]. Điều đó cũng cho thấy hiện nay vì một lý do nào đó mà hiện nay nhiều người “không có căn đều lên đồng”.

Khi phóng viên trao đổi với Chị Mai (Đông Anh) về vấn đề Hầu đồng: “Chị Mai chia sẻ với tôi, hiện nay mọi người đi hầu đồng rất nhiều. Từ giới văn nghệ sĩ, giới tính thứ 3 và cả doanh nhân thành đạt hay người buôn bán cũng hầu đồng. Họ hàng nhà chị có đến 3 người em họ khác ở Thạch Thất (Hà Nội) cũng thường xuyên phải đi hầu đồng do quá “nặng căn”. Một cô em của tôi năm nay mới 27 tuổi, là một cựu sinh viên của một trường đại học lớn, ra trường mãi không xin được việc, đi xem bói, “thầy” phán, cần đi hầu đồng xin lộc thánh mới xin được việc. Hai năm theo hầu, đến nay, em tôi đã có việc ổn định và có mức thu nhập khá. Cứ một năm đôi lần, nó phải đi lễ tạ ơn. Chị Mai còn kể thêm rằng: “Tôi còn thấy nhiều gia đình do làm ăn không gặp, họ rủ nhau góp chung tiền hoặc đi vay tiền để mua một đêm hầu giải hạn...” [3].

Trong khi loạn hầu đồng mở phủ như trên vừa nêu thì còn xuất hiện cả video hầu đồng ông Hoàng Bảy đánh bạc.



Tại làng của tôi cũng có rất nhiều người phải Hầu đồng với những lý do như Thầy bảo phải “Hầu đồng mới lấy vợ được!”, “Hầu đồng để làm ăn may mắn” v.v…

Qua thực tế đó báo trên cho thấy hiện nay tình trạng lên đồng nở rộ.
 
3. Vì sao nhiều người lên đồng, không căn cũng lên đồng và bỏ ra hàng vài chục triệu để đốt vàng mã?

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nguyên nhân xuất phát từ việc đi “xem bói” của người dân. Xem bói được nhắc đến tại đây là xem bói dựa trên ngoại cảm, xem bói tâm linh chứ không phải xem bói dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành. Và những người xem bói đã quá mê mờ để cho những kẻ lợi dụng “Thần thánh” để lừa đảo trục lợi.

Chúng ta ai cũng có khó khăn trong cuộc sống để tìm một giải pháp cho vấn đề đó đôi khi chúng ta sẽ tìm đến hoặc gọi ý tìm đến “xem bói”. Cũng có khi do nhu cầu muốn biết những gì sắp tới sẽ đến “ví dụ xem tình yêu, xem khoa cử, xem công danh, xem vận mệnh…..” thậm chí nhiều người vì nhu cầu trúng “lô đề”, “cá độ bóng đá”, “cá độ cờ bạc” mà tìm đến thầy bói. 

Trong nhà các thầy bói có thờ “điện”, “miếu”…..Và thường tự nhận là “thánh cho ăn lộc”, là căn của “các cô các cậu” nào đó, ví dụ người thì nhận là “căn cô Chín”, hoặc “căn ông Hoàng Mười”, hoặc “căn đức Trần Hưng Đạo”, “căn Mẫu” thậm chí nhiều thầy bói tự nhận mình là “cô Chín”, là “Mẫu”…..  
Khen thưởng vì có thành tích tốt về cúng bái năm Đinh Dậu
Trước tiên người đi xem đặt tiền lên “điện” hoặc bàn thờ, khai tên tuổi, địa chỉ anh em, người thân đến thầy bói sẽ đoán các việc liên quan đến người đi xem, có thể thầy bói cũng đoán một vài chi tiết liên quan đến người thân trong quá khứ, trả lời một số câu hỏi của người đi xem. Qua đó thầy bói sẽ nhận ra được nhu cầu của người đến xem và mách nước cho các bạn để đạt được các nhu cầu của người đi xem bói như “công danh, địa vị. tiền bạc, tình cảm, sức khỏe v.v…” thì phải “làm lễ” nói nôm na là phải “cúng” với lý do như tấu với “Ngọc Hoàng” nhằm “Di căn hoán số”, “trả nợ tiền duyên” v.v… Lễ vật kèm theo chắc chắn có “vàng mã”… Một số “thầy bói hạng sang” có thể đưa ra một lý do “nguyên nhân thất bại là do căn đồng số lính, căn ông Hoàng Bảy, căn cô Chín….” và “muốn thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc, lấy vợ, lấy chồng, trả nợ tiền duyên…..phải đi Hầu Đồng”. Thường thì “cúng tiến vàng mã” và hầu đồng là giải pháp hoàn hảo cho mọi khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống. Đa phần thầy bói sẽ nhìn vào mệnh giá tiền đặt lên “Điện”, hoặc phương tiện đi lại, danh vọng của người đi xem bói để xem kỹ hoặc xem qua.

4. Tình trạng lợi dụng vàng mã, hầu đồng để thu lợi bất chính

Do không thành thạo trong việc “cúng lễ”, “vàng mã” và hầu đồng nên thông thường các thầy bói sẽ ôm trọn gói những việc này, từ khâu sắm lễ, đặt phủ, văn công, quần áo, mũ mão, vàng mã… Có rất nhiều thầy bói lợi dụng việc “đốt vàng mã” và hầu đồng để thu lợi bất chính.

Cụ thể ví dụ tiền vàng mã lễ vật hết 2 triệu nói lên thành 10 triệu, mua vàng mã lễ vật hết 10 triệu thì nói thành 50 triệu để ăn tiền chênh lệch. Nhưng bề ngoài các Thầy bói dường như luôn luôn giữ được vẻ “hành đạo giúp đời” qua lời nói “Thầy chỉ cúng hộ lấy công rất ít thôi có 200 nghìn, giá đắt là do tiền lễ” và tiền lễ có thể lên đến cả trăm triệu. Thần thánh nào ăn được món lễ này?
Đốt vàng mã, nguồn internet
Tôi có người bạn đi xem bói vào năm 2007, Thầy bói đó “tự nhận là Mẫu” và dọa là “Không cúng vào tháng 6 âm lịch năm 2007 thì sang tháng 7 sẽ chết” kèm theo đó bà Thầy bói cũng tạo ra nhiều ví dụ khẳng định có nhiều trường hợp bà bảo phải cúng nhưng không cúng nên chết nào là xem cho chú ở xã Thanh Sơn bảo cúng nhưng không cúng đi xe ra Quảng Ninh bị tai nạn chết, nào là xem cho người ở xã Thanh Khê bảo cúng nhưng không cúng rồi đang ngủ thì chết…

Vào thời điểm cách đây mười năm, khi kinh nghiệm cuộc sống còn ít, chưa có kiến thức về tâm linh nên khi bị thầy bói dọa như vậy bạn tôi rất sợ hãi ăn uống không còn ngon, thậm chí đến 3-4 tháng liền sau đó còn không dám tự mình qua đường sợ ô tô đâm chết. Nhưng do điều kiện kinh tế không có và được gia đình động viên bạn tôi đã không cúng và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường cho đến thời điểm này. Giả sử khoảng thời điểm đó nếu bạn tôi có chết vì tai nạn giao thì chưa chắc là “tận số” mà có thể là hậu quả của bà thầy bói đó khiến cậu ta hoảng loạn. 

Trên thực tế có rất nhiều thầy bói làm tiền như tôi đã gặp, vì mục tiêu lừa đảo chiếm đoạt kinh tế họ đã đưa ra những lời dọa dẫm gây hoảng loạn tâm trí cho người đi xem. Rồi vì sự sợ hãi mà phải thực hiện việc cúng bái vàng mã, hoặc hầu đồng.

Có nhiều người đã bỏ ra số tiền dành dụm của cả năm hai năm trời thậm chí đi vay nợ để bỏ ra khoản tiền hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu để đi hầu đồng với lời hứa hẹn “Sau khi hầu đồng sẽ may mắn, làm ăn thuận lợi, lấy được vợ….”. 

Kể từ khi Unesco công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì tình trạng thu lợi bất chính từ hầu đồng càng trở lên báo động: 

Điều tra của phóng viên báo thanhnien.vn cho biết: “Không khó để nghe người ở Phủ Dầy kháo nhau về những người có điều kiện kinh tế khá giả coi đi hầu đồng là dịp “thể hiện đẳng cấp”, về những phụ nữ tháng nào cũng ít nhất hầu một vài giá, mỗi giá hầu bỏ ra vài trăm triệu, giá to đến cả tỉ đồng. Theo bà Thanh, quy mô khóa đồng ở Phủ Dầy ngày càng lớn. Tiền đặt chỗ làm khóa hầu nói tùy tâm nhưng thấp nhất cũng 3 triệu, tiền thuê nhạc công, hát chầu văn dăm bảy triệu, rồi tiền mời thầy, tiền phát lộc khoảng mươi triệu, thanh bông hoa quả bày lễ cũng mươi triệu, một khóa đồng bây giờ ít nhất cũng phải 30 triệu đồng. “Mà những khóa đồng vài chục triệu như thế đừng mong đến mở ở các phủ chính. Tôi đã tận mắt chứng kiến những khóa đồng đồ thờ xếp cao gần sát mái phủ, hầu đủ 36 giá mà giá nào thầy cũng bốc từng tập tờ 500.000 đồng, 200.000 đồng ném như mưa để phát lộc, một khóa hầu như thế không dưới 2 tỉ đồng. Mỗi tháng, tiền hầu đồng ở Phủ Dầy bình quân hàng chục tỉ đồng. Hình như bây giờ họ cho rằng khóa hầu càng to, càng tốn thì thánh, thần càng hiển linh”, bà Thanh nói.” [1]

Trên bài báo nghiên cứu được đăng trên báo điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định: “Cứ hết mỗi giá đồng lại có một trận mưa lộc gồm tiền và bánh kẹo. Bình thường, nhà nào có điều kiện ở mức trung bình thì chỉ phát lộc tờ tiền mệnh giá 2, 5, 10, 20 cao thì 50.000 đồng. Nhưng buổi hầu lần này là buổi lớn, cô đều phát lộc tiền loại 20.000 đồng trở lên. Tiền vung ra làm ai cũng lóa mắt vì toàn thấy 100.000 đồng, thậm chí thỉnh thoảng hứng lên, cô lại vung tay ném xấp 500.000 đồng ra. Tiền trao tay cho những người bạn cùng đi hầu thì chỉ có loại 500.000 đồng. Nhận lộc từ cô ban, ai nấy đều sì sụp lễ tạ.

Cứ thế, đến giá thứ 20, lúc đó đã gần 22h, đồ lễ mới được phát hết. Bạn bè đi hầu cùng chị Mai ai cũng được lộc gần chục triệu đồng sau buổi hầu. Những người được "cô" ban lộc nhiều nhất thường là cung văn. Tiếp đến là tứ trụ, là người trực tiếp được cô sai khiến bưng bê đồ lễ, hầu rượu, thay áo mão khi tiếp sang giá mới. Lộc thánh cho mọi người mang về chia ra được 60 túi, mỗi túi trị giá 3 triệu đồng. Ai cũng hài lòng, hỉ hả sau buổi hầu đồng. Một người trong đoàn nói với tôi, mỗi giá đồng chị Mai đi, trung bình từ 200-300 triệu đồng.”

Qua đó cho thấy nhiều người đã bỏ ra số tiền rất lớn để Hầu đồng, mục đích của họ để làm gì?

5. Vàng mã và hầu đồng không phải là cách để giải quyết mọi vấn đề

TS Nguyễn Ngọc Mai nhận định: “Cứ mong muốn gì thì đều bày tỏ, xin xỏ với thần thánh hết và họ tin là Thần thánh sẽ đem lại cho họ. Còn có đem lại thật hay không thì chắc ai cũng biết cả.
Nghi lễ Hầu đồng, nguồn internet
Điều này có thể nói đó là niềm tin ngây thơ, nhưng cũng thật buồn khi ở thời nay (2016) rồi, hội nhập với thế giới rồi mà nhiều người vẫn không tự biết rằng để thành công hay thành nhân thì điều quan trọng là phải biết tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, phấn đấu nỗ lực, làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc ở mức cao nhất thì sẽ đem lại kết quả cho mình, cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn chứ không thần thánh nào làm thay chúng ta cả.” [2]

GS.TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cũng đưa ra ý kiến rằng "Không nên nghĩ rằng, hầu đồng nhiều là được thăng quan tiến chức” [2]. 

Thật vậy nếu như hầu đồng, “đốt vàng mã”, “dâng sao giải hạn” mà có thể thay đổi tất cả, trị được bách bệnh, thăng quan tiến chức như một số “Thầy đồng, thầy bói” hứa hẹn thì có lẽ con cháu anh em họ hàng những người “thầy đồng này đều đã giàu sang phú quý vinh hoa tột đỉnh”.

Thiết nghĩ những danh nhân lịch sử như Gia Cát Lượng bậc Thầy về lĩnh vực phong thủy còn không lập đàn cầu tăng tuổi thọ được cho cá nhân ông vậy mà những người Thầy bói làng dám hứa hẹn là “di căn hoán số” cho những người đến xem! Thiết nghĩ đến như Cao Biền, hay thánh Địa Lý Tả Ao cũng không tự đặt được mộ phần cho chính bản thân và anh em con cái mình để được một vị trí “đắc địa” thì tại sao chúng ta lại có thể dễ dàng tin vào mấy thầy bói làng rằng “cúng bái” “vàng mã”, “hầu đồng” thì có thể đạt được mọi ước muốn trong cuộc sống?

6. Giải pháp

Nếu như xem xét Hầu đồng là một loại hình văn hóa đặc sắc, thì cần phải có các quy định, biện pháp tổ chức và quản lý đúng đắn. Ai được phép hầu đồng, chi phí để hầu đồng không được vượt quá bao nhiêu tiền? Khi nào được tổ chức hầu đồng? Hầu đồng được phép diễn ra ở đâu?

Nhà nước cần phải có các quy định biện pháp nhằm hạn chế “loạn hầu đồng”, “đốt vàng mã” nhằm đảm bảo người dân không bị những “Thầy bói” những kẻ “giả thần giả thánh” lợi dụng tâm linh tín ngưỡng thực hiện các hành vi lừa đảo thông qua“cúng bái”, “đốt vàng mã”, “hầu đồng” tiêu tốn cả vài trăm triệu của người đi xem bói.

Đào Thanh Oai
-
Tham khảo:
[1]-Loạn mở phủ, hầu đồng, https://thanhnien.vn/van-hoa/loan-mo-phu-hau-dong-824488.html
[2]- Đừng nghĩ hầu đồng nhiều là được thăng quan tiến chức https://tuoitre.vn/dung-nghi-hau-dong-nhieu-la-duoc-thang-quan-tien-chuc-1185802.htm
[3]- Bỏ tiền tỷ hầu đồng: Sự linh ứng hay buôn thần, bán thánh? có thể xem tại:
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/5764/Bo_tien_ty_hau_dong_Su_linh_ung_hay_buon_than_ban_thanh_
[4]- Đừng nghĩ hầu đồng nhiều là được thăng quan tiến chức “Dương thế có ‘‘giao lưu” được với âm phủ?” http://anninhthudo.vn/the-gioi/duong-the-co-giao-luu-duoc-voi-am-phu/440967.antd

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm