Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Xin đừng dừng lại ở sự cầu nguyện!

Cầu nguyện là mong muốn được bảo hộ. Đó cũng là một trong những nhu cầu căn bản về sự an toàn của con người. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự cầu nguyện mà không tích cực với các việc làm tốt lành thì chắc chắn sẽ không có được sự bình an trong cuộc sống.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Tháng Giêng, sau kỳ nghỉ Tết, nhiều lễ hội được tổ chức, rộ lên, nhất là ở miền Bắc. Có nơi có hàng chục vạn lượt người đến cầu nguyện mỗi ngày. Đi lễ chùa, đình, miếu ngày Tết là nét đẹp trong nếp văn hóa của người Việt, cũng như ở các nước, vùng lãnh thổ láng giềng. Tuy nhiên, nét đẹp đó đang bị biến dạng bởi những hành vi lệch chuẩn của người đi lễ.

Nạn đốt nhang và cắm nhang bất cứ nơi nào có thể, nhét tiền cầu may mắn về tài lộc bất cứ nơi nào nhét được, giẫm đạp nhau để tranh cướp “ấn” cầu vinh hoa phú quý, bất chấp những bản khuyến cáo về việc nên và không nên ở những nơi này.

Có những sinh hoạt đã trở thành văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc, trở nên chuẩn mực, đạo lý, niềm tin, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có những sinh hoạt đã trở thành văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc, trở nên chuẩn mực, đạo lý, niềm tin, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việc lo lắng bởi sự mù quáng trong trong niềm tin về sao hạn chiếu mạng đã khiến nhiều người lũ lượt kéo đi giải hạn. Họ tranh chỗ ngồi, cả giữa đường, với mong muốn hoán đổi điều xấu thành điều tốt, dù bị lên án, được giải thích, nhưng vẫn diễn ra.

Bài liên quan

Trong bối cảnh văn hóa của các nước Á Đông, Việt Nam chúng ta qua giao lưu đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tam giáo hòa quyện trong dân gian là Nho, Lão và Phật.

Có những sinh hoạt đã trở thành văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc, trở nên chuẩn mực, đạo lý, niềm tin, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phật giáo không cực đoan phủ nhận mà có sự tiếp thu và chuyển hóa, làm mới nội dung của các sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến, đáp ứng nhu cầu tinh thần thực tế của người dân.

Phương tiện dựa trên căn bản của giáo lý duyên sinh, để theo đó, đưa người vào đạo, hiểu và sống đạo theo luật nhân quả, như: làm thiện được an lành, làm ác gặt quả xấu. Những hứa hẹn hoán đổi khác chỉ là để mê hoặc, đáp ứng lòng tham lam và ý muốn vĩnh hằng.

Đức Phật đã khẳng định rằng một người khi sống sát sinh, trộm cắp, nói dối, nhận thức sai lầm và làm nhiều điều ác, khi chết đi, dẫu được nhiều người tụ tập để cầu nguyện cho thì người đó cũng không thể tái sinh cõi thiện lành được.

Đức Phật đã khẳng định rằng một người khi sống sát sinh, trộm cắp, nói dối, nhận thức sai lầm và làm nhiều điều ác, khi chết đi, dẫu được nhiều người tụ tập để cầu nguyện cho thì người đó cũng không thể tái sinh cõi thiện lành được.

Bài liên quan

Trong Tương ưng bộ kinh IV, tiểu kinh Người đất phương Tây có ghi lại câu chuyện giữa Đức Phật và Bà-la-môn Asibandhakaputta. Khi Bà-la-môn này đặt vấn đề hỏi Đức Phật, rằng thông qua cầu nguyện có thể làm cho một người sau khi chết được tái sinh lên cõi thiện lành được không?

Đức Phật đã khẳng định rằng một người khi sống sát sinh, trộm cắp, nói dối, nhận thức sai lầm và làm nhiều điều ác, khi chết đi, dẫu được nhiều người tụ tập để cầu nguyện cho thì người đó cũng không thể tái sinh cõi thiện lành được.

Ngài lấy ví dụ sinh động và dễ hiểu: khi chúng ta thả một tảng đá nặng xuống hồ, dù cho có nhiều người ra sức cầu nguyện mong tảng đá đó nổi lên, nhưng kết quả nó vẫn chìm là điều hiển nhiên. Cầu nguyện không thôi sẽ không thể hoán đổi nghiệp xấu đã tạo.

Trước cuộc sống nhiều biến động, bất trắc, đi lễ cầu nguyện là nhu cầu chính đáng của con người. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó và qua đó mà mong một kết quả tốt đẹp ở tương lai là điều không thể có được.

Kết quả tốt đẹp hay không của mỗi người tùy thuộc rất lớn vào suy nghĩ, lời nói và việc làm của chính mình. Do vậy, cùng với sự cầu nguyện, hãy tích cực sống để có suy nghĩ, lời nói và việc làm thiện lành, đem lại lợi lạc cho chính mình, cho cộng đồng là điều cần và thiết thực hơn cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Xem thêm