Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/03/2019, 07:50 AM

Xin hãy trân quý từng ngày được sống

"Tôi nhận ra rằng mục tiêu của bất kỳ ai trên cuộc đời này cũng là an nhiên và hạnh phúc. Và cũng nhận ra rằng cuộc đời này thật vô cùng ngắn ngủi, chẳng biết bao giờ sẽ kết thúc, cho nên khi còn sống hãy biết trân quý từng ngày" - Ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt chia sẻ.

Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Năm 2005, Lý Liên Kiệt và vợ là Lợi Trí đã đến Ấn Độ để gặp Đạt Lai Lạt Ma và từ chối cơ hội để tỏa sáng trong "Ngọa hổ tàng long". Năm 2012, Lý Liên Kiệt có dịp tới các trường Đại học tại Bắc Kinh để diễn giảng. Tại đây, anh đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện về cuộc sống, sự nghiệp về nhân sinh quan trong cuộc sống. Nhân dịp này, Lý Liên Kiệt đã có bài phỏng vấn với Beijing Wanbao về Phật pháp, về cuộc đời và những triết lý nhân sinh. Sau đó không lâu, Lý Liên Kiệt nhận lời phỏng vấn của China Times và chia sẻ về mối lương duyên của mình với Phật pháp.

Hai bài phỏng vấn nhanh chóng trở thành đề tài gây xôn xao dư luận Trung Quốc thời điểm ấy. Sau này, nó cũng thường xuyên được lược trích đăng tải trên các tài liệu về Phật pháp. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ Hoa ngữ cũng lấy câu chuyện của Lý Liên Kiệt làm mục đích cho cuộc đời mình.

Bài phỏng vấn dưới đây là phần lược dịch từ hai bài phỏng vấn từng gây xôn xao dư luận nhiều năm về trước.

Là ngôi sao võ thuật trên màn ảnh, nhưng Lý Liên Kiệt vẫn luôn muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: 'Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn đó không phải là cách duy nhất'.

Là ngôi sao võ thuật trên màn ảnh, nhưng Lý Liên Kiệt vẫn luôn muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: "Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn đó không phải là cách duy nhất".

Khi hạnh phúc gia đình và sự nghiệp xảy ra xung đột, anh sẽ lựa chọn gia đình chứ? Gia đình có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống của anh?

Tôi luôn nghiêng về tình yêu. Trong cuộc sống, có rất nhiều loại tình yêu, có cả tình yêu sở hữu và kiểm soát. Còn trong cuộc sống của mình, tôi nghĩ tình yêu là cho đi, cả tôi và vợ tôi cũng đang cho đi tình yêu của mình. Tình yêu không phải là sự chiếm hữu, tình yêu là cho đi. Bạn quan tâm đến cảm nhận của đối phương, đối phương cũng luôn quan tâm đến cảm nhận của bạn. Tôi nghĩ, tôi nghĩ một tình yêu như vậy mới có thể bền chắc và dài lâu.

Tất nhiên, tình yêu khởi đầu dựa vào sự hấp dẫn của hai giới, nhưng nhiều năm qua đi, cho đến lúc bạn già đi rồi qua đời, tôi nghĩ sự cho đi giữa đôi bên sẽ quan trọng hơn sự hấp dẫn.

Từ góc nhìn của một người đàn ông, anh thấy tiêu chuẩn của một người đàn ông tốt là gì?

Rất nhiều phụ nữ nói, Lý Liên Kiệt thật sự là người chồng tốt bởi anh ấy đưa hết tài sản của mình cho vợ. Nhưng rất nhiều đàn ông cũng nói, đồ ngốc này sao lại làm như thế chứ? Đem hết tiền kiếm được đưa cho một người phụ nữ chẳng phải là sẽ sinh ra nhiều phiền phức lắm sao?

Theo tôi, không nhất định như thế. Tôi thấy điều chủ yếu nhất là phải cho đi tình yêu của mình một cách chân thành, những chuyện sau đó không cần quan tâm đến làm gì.

Trong cuộc sống của mình, tôi nghĩ tình yêu là cho đi, cả tôi và vợ tôi cũng đang cho đi tình yêu của mình. Tình yêu không phải là sự chiếm hữu, tình yêu là cho đi.

Trong cuộc sống của mình, tôi nghĩ tình yêu là cho đi, cả tôi và vợ tôi cũng đang cho đi tình yêu của mình. Tình yêu không phải là sự chiếm hữu, tình yêu là cho đi.

Bài liên quan

Cho đi tình yêu là điều mà anh theo đuổi suốt đời?

Tôi có thể khẳng định rằng điều này là hoàn toàn đúng. Trong những năm cuộc đời mà tôi đã đi qua, tôi đã được gặp rất nhiều người, những ông bố, bà mẹ, những người quen biết, những người xa lạ, gặp nhiều Hoàng hậu, các vị Tổng thống, từng gặp rất nhiều người giàu sang, quyền thế.

Tôi cũng từng gặp cả xã hội đen.

Tôi đã trải qua và sống đến ngày hôm nay mới xác định được mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình, từ 40 tuổi trở về sau, tôi nguyện cho đi tình yêu của mình để đền ơn cuộc đời.

Vậy điều gì đã làm thay đổi những suy nghĩ của anh?

Năm 11 tuổi, tôi đã không còn tin hoàn toàn những lời người lớn nói. Đến năm 16 tuổi, tôi nhận ra những gì người lớn nói không đúng một cách hoàn toàn. Vì vậy, tôi tự cho mình quyền chọn lấy cuộc đời của mình. Và điện ảnh đã thay đổi cuộc đời tôi.

Bắt đầu từ năm 17 tuổi đóng phim "Thiếu Lâm tự", cho đến hết những năm 80 là một giai đoạn rất dài tôi sống vị kỷ, tự đề cao mình, và tự gánh chịu những đau khổ mà cuộc đời mang lại. Đó là quá trình tôi phấn đấu vì danh, vì lợi và vì vật chất xa hoa.

Giai đoạn sau những năm 90. tôi dành nhiều thời gian để suy ngẫm và võ học đã giúp tôi nhận ra rằng cái gì cũng có hai mặt âm dương, khi đứng ở hai góc độ khác nhau để nhìn nhận cùng một vấn đề, kết quả sẽ không giống nhau.

Từ đó, tôi tập tìm hiểu cuộc sống, tìm hiểu đời người trên hai góc độ khác nhau.

Đến tận hôm nay, tôi vẫn luôn cẩn thận quan sát cả hai mặt của sự vật, không đứng ở riêng một góc độ để đánh giá, xem xét vấn đề.

Ly Lien Kiet 5

Nhân sinh quan của anh vô cùng kiên định, còn về mặt tinh thần, anh có thay đổi gì không?

Thực ra, từ năm 1997 tôi đã muốn giải nghệ, không đóng phim nữa vì tôi nhận ra rằng vật chất không thể thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của mình. Tôi muốn dành thời gian để đi tìm kiếm ý nghĩa thật sự của sự sống.

Thực sự vậy, tôi cảm thấy vật chất, ở một giai đoạn nào đó là tương đối quan trọng, nhưng qua khỏi giai đoạn đó, bản chất không đổi nhưng lượng đã thay đổi.

Tiền và vật chất không thể nào giúp mỗi người chúng ta được an vui, vì lòng tham của chúng ta là không đáy. Giả dụ, mỗi người chúng ta đều giàu như Lý Gia Thành, nhưng nhìn về phía trước còn có Bill Gates giàu có hơn, làm sao chúng ta có thể nhiều tiền như Bill Gates được?

Nhận thức được rằng vật chất không thể giải quyết được nỗi đau khổ về tâm hồn, nên tôi bắt đầu trở thành một Phật tử. Ngẫm lại vũ trụ bao la, nhìn lại sự sống quanh mình, soi chiếu kết cấu của vật chất, nhìn kết cấu của tâm linh, và từ trong đó tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui.

Bài liên quan

Phật giáo đã làm thế nào để thay đổi cuộc sống và niềm tin của anh?

Là diễn viên võ thuật nhưng những năm gần đây, tôi luôn cố gắng tập trung vào việc truyền đạt đến khán giả nước Mỹ tư tưởng: "Bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề".

Tôi luôn hy vọng những bộ phim của mình có thể truyền đạt được tư tưởng này.

Trong bộ phim Hoắc Nguyên Giáp mà tôi đóng gần đây có một thông điệp rất quan trọng mà tôi luôn muốn nhắn nhủ tới mọi người: "Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn đó không phải là cách duy nhất. Bạo lực có thể chinh phục thể xác của con người, nhưng mãi mãi không thể chinh phục được trái tim của họ, chỉ có tình yêu làm được điều đó mà thôi".

Thực vậy, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới có thể chinh phục toàn bộ tâm trí của con người.

Năm 2005, Lý Liên Kiệt và vợ là Lợi Trí đã đến Ấn Độ để gặp Đạt Lai Lạt Ma.

Năm 2005, Lý Liên Kiệt và vợ là Lợi Trí đã đến Ấn Độ để gặp Đạt Lai Lạt Ma.

Anh từng phải đối diện với cái chết khi gặp tai họa sóng thần trong lúc đi du lịch tại Maldives, nghĩ lại đại nạn đó, anh nhìn nhận thế nào về cái chết?

Trong năm 2004, tôi đã 3 lần đối diện với cái chết, 2 lần ở Tây Tạng, rồi 1 lần ở Maldives.

Lần ở Tây Tạng, sau 5 ngày ngồi thiền trên độ cao 4.200 m so với mặt nước biển, tôi bị hết dưỡng khí, không thể nào thở được, lúc ấy tôi đã thực sự đã đối diện với cái chết. Nhưng bi hài ở chỗ, trước khi đi Tây Tạng, tôi cùng bạn bè mình có chuyến du lịch tới đảo Hải Nam và cùng nhau trải nghiệm cuộc sống vinh hoa phú quý, mỗi ngày đều có đầu bếp hàng đầu tự tay nấu cho hàng chục món ăn.

Bài liên quan

Sau đó, đến Tây Tạng, điều kiện hoàn toàn trái ngược, không có nước, không có đầu bếp, ngay cả mì ăn liền nấu cũng không thể chín. Anh không hoàn toàn hiểu được đâu, chúng tôi đã ngủ theo một vòng tròn.  Một bên là vật chất, một bên là tinh thần. Theo tôi, đây là trải nghiệm rất đáng giá.

Tôi không biết bao giờ mình sẽ trên nhưng sau khi trải nghiệm cảm giác đối diện với cái chết, tôi đã nói với vợ tôi rằng trong số con cái của chúng tôi nhất định sau này phải có một người làm tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ.

Cuối năm 2004, tôi lại suýt chết vì sóng thần tại Maldives. Sau khoảnh khắc thập tử nhất sinh đó, tôi mới ngồi lại và chiêm nghiệm mọi thứ để trả lời cho các câu hỏi, danh là gì, lợi là gì, Lý Liên Kiệt là ai, tôi phải là gì, tôi cần gì?

Cuộc sống vô cùng ngắn ngủi, không ai biết thần chết sẽ gõ cửa vào cuộc đời mình lúc nào. Cho nên, hãy tận dụng và hãy trân quý từng ngày được sống.

Mỗi lần nhìn thấy anh trên màn ảnh chúng tôi đều thấy hình ảnh một người đàn ông "tay chân đấm đá". Vậy tính cách thực của anh ngoài đời là thế nào?

Thật ra là tôi có một chút tự kỷ, thực sự. Tính tự kỷ này xuất phát từ môi trường sống đầu đời của mình. Tôi nổi tiếng quá sớm, vì thế tôi phải giữ mình vì sợ sẽ nói sai hay làm sai điều gì.

Tôi không muốn tiếp xúc với người khác, thích một mình đọc sách, thích ở cùng bạn thân. Vài năm trở lại đây, nhờ có Phật giáo, tôi đã có đủ dũng khí để đối diện với các vấn đề xã hội. Tôi cũng không sống chỉ vì bản thân nữa, 40 tuổi về trước là vì gia đình, 40 tuổi về sau sẽ là vì đền ơn cuộc đời.

Tôi theo đạo Phật, không nghĩ về quá khứ, cũng không nghĩ tới tương lai mà chỉ sống trong hiện tại. Khi quay xong 'Anh hùng', tôi cũng không nhìn lại nữa. Sau này đóng 'Long đàm hổ huyệt', có sự thay đổi môi trường làm việc và diễn viên thì tôi cũng thấy không khác gì. Vì đời người vốn dĩ vô thường mà!

Tôi theo đạo Phật, không nghĩ về quá khứ, cũng không nghĩ tới tương lai mà chỉ sống trong hiện tại. Khi quay xong "Anh hùng", tôi cũng không nhìn lại nữa. Sau này đóng "Long đàm hổ huyệt", có sự thay đổi môi trường làm việc và diễn viên thì tôi cũng thấy không khác gì. Vì đời người vốn dĩ vô thường mà!

Từ "Anh hùng" của Trương Nghệ Mưu đến "Long đàm hổ huyệt" của Joel Silver, đây là hai hai ê kíp sản xuất và diễn viên có phông văn hóa khác nhau hoàn toàn. Biến đổi như vậy có mang lại cho anh sự thăng hoa mới hay không?

Tôi theo đạo Phật, không nghĩ về quá khứ, cũng không nghĩ tới tương lai mà chỉ sống trong hiện tại. Khi quay xong "Anh hùng", tôi cũng không nhìn lại nữa. Sau này đóng "Long đàm hổ huyệt", có sự thay đổi môi trường làm việc và diễn viên thì tôi cũng thấy không khác gì. Vì đời người vốn dĩ vô thường mà!

Cô Lợi Trí vợ anh từng nói kiếp sau vẫn muốn làm vợ anh. Anh đánh giá cuộc hôn nhân này thế nào?

Phật gia nói đến nhân duyên. Mỗi giai đoạn của đời người đều có nhân duyên. Lợi Trí và tôi cùng tu Phật, tin vào luân hồi, mặc dù tôi thường phải đi quay phim ở xa, nhưng cô ấy vẫn đưa con theo cùng suốt hành trình. Ngày mai tôi sẽ sang Paris quay, cô ấy cũng sẽ đi. Còn chuyện có sinh thêm con hay không thì tất cả đều do duyên phận.

Nếu có một đứa trẻ đến "đầu thai" thì chúng tôi chắc chắn sẽ giữ lại, không có chuyện sát sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm