Phật tử Lý Liên Kiệt: Tôi đã đối diện với cái chết 3 lần
Lý Liên Kiệt là một trong những diễn viên phim hành động nổi tiếng nhất thế giới. Đa phần chúng ta biết đến anh là một “cao thủ võ lâm” trên màn ảnh. Nhưng ít ai ngờ, trong cuộc sống, anh lại là Phật tử rất hiền lành. Dưới đây là bài phỏng vấn của Beijing Wanbao với anh về cuộc sống và Phật pháp.
PV: Khi giữa gia đình và sự nghiệp xảy ra xung đột, anh sẽ luôn nghiêng về phía gia đình chứ? Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của anh?
LLK: Tôi nghiêng về tình yêu. Trong cuộc sống của mình, tôi cảm thấy tình yêu là sự cho đi, tôi đang cho đi và vợ tôi cũng đang cho đi. Tình yêu không phải là sở hữu, tình yêu là cho đi, bạn luôn quan tâm đến cảm nhận của đối phương, đối phương cũng luôn quan tâm đến cảm nhận của bạn, tôi nghĩ một tình yêu như vậy mới có thể bền chắc và dài lâu. Đương nhiên, tình yêu ban đầu là dựa vào sự hấp dẫn của hai giới, nhưng vài chục năm sau đó, cho đến lúc bạn qua đời, tôi nghĩ sự cho đi giữa đôi bên sẽ quan trọng hơn sự hấp dẫn.
PV: Từ quan điểm của phái mạnh, anh thấy tiêu chuẩn của một người đàn ông tốt là gì?
LLK: Rất nhiều phụ nữ nói, Lý Liên Kiệt thật sự là người chồng tốt, anh ấy đem tất cả tài sản của mình giao hết cho vợ. Nhưng rất nhiều đàn ông cũng nói, tên ngốc này sao lại làm như thế chứ? Đem hết tiền kiếm được đưa cho vợ chẳng phải là sẽ sinh ra nhiều phiền phức lắm sao? Tôi nghĩ, không nhất định như vậy. Tôi thấy điều chủ yếu nhất là phải cho đi tình yêu của mình một cách chân thành, những chuyện sau đó không cần quan tâm đến làm gì.
PV: Cho đi tình yêu là điều theo đuổi lớn nhất trong đời anh sao?
LLK: Chắc chắn là thế. Trong kinh nghiệm mấy mươi năm thăng trầm của cuộc đời mình, tôi từng gặp các bà hoàng hậu, các vị tổng thống; từng gặp rất nhiều người giàu sang, quyền thế; và từng gặp cả xã hội đen… Đến ngày hôm nay tôi mới xác định được mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình, từ 40 tuổi trở về sau, tôi nguyện cho đi tình yêu của mình để đền ơn xã hội.
PV: Xin hãy nói một chút về những thay đổi trong đời sống tinh thần của anh?
LLK: Bắt đầu từ lúc 11 tuổi, tôi không tin hết vào những lời người lớn nói nữa. Đến 16 tuổi, tôi cảm thấy những gì người lớn nói ra không đúng hoàn toàn, do đó, tôi tự chọn lấy cuộc đời của mình. Điện ảnh đã thay đổi cuộc đời tôi. Bắt đầu từ năm 17 tuổi đóng phim Thiếu Lâm Tự, cho đến hết những năm 80 là một giai đoạn rất dài tôi sống vị kỷ, tự đề cao mình, và tự gánh chịu những đau khổ mà cuộc đời mang lại. Đó là quá trình tôi phấn đấu vì danh, vì lợi và vì vật chất xa hoa. Đến sau những năm 90, tôi bắt đầu nghĩ, võ học đã cho tôi biết thứ gì cũng có hai mặt âm dương, khi đứng ở hai góc độ khác nhau để nhìn nhận cùng một vấn đề, kết quả sẽ không giống nhau. Từ đó, tôi tập tìm hiểu cuộc sống, tìm hiểu đời người trên hai góc độ khác nhau; cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn luôn quan sát cả hai mặt của sự vật, không quen đứng trên một góc độ nào đó để xem xét các vấn đề.
PV: Nhân sinh quan của anh rất kiên định, còn về mặt tâm linh, anh có thay đổi gì không?
LLK: Thực ra, ngay từ năm 1997 tôi đã muốn nghỉ hưu, không đóng phim nữa, vì tôi phát hiện ra rằng, vật chất không thể thỏa mãn được nhu cầu tâm linh của mình. Tôi muốn đi tìm kiếm ý nghĩa của sự sống rốt cuộc là gì? Thực sự vậy, tôi cảm thấy vật chất, ở một giai đoạn nào đó là tương đối quan trọng, nhưng qua khỏi giai đoạn đó, bản chất không đổi nhưng lượng đã thay đổi. Tiền và vật chất không thể nào giúp mỗi người chúng ta được an vui, vì lòng tham của chúng ta là không đáy. Giả sử, mỗi người chúng ta đều giàu như Lý Gia Thành, nhưng nhìn về phía trước, vẫn còn có Bill Gates giàu hơn nữa, làm thế nào để có thể nhiều tiền hơn cả Bill Gates đây? Nhận thức được rằng vật chất không thể giải quyết được nỗi đau khổ về tâm linh, nên tôi bắt đầu trở thành một tín đồ Phật giáo, nhìn lại vũ trụ, nhìn lại sự sống, nhìn kết cấu của vật chất, nhìn kết cấu của tâm linh, và từ trong đó tôi tìm thấy cho mình rất nhiều niềm vui.
PV: Việc tin Phật đem đến cho anh sức an định và sự thay đổi như thế nào?
LLK: Tôi cảm thấy mục tiêu theo đuổi chung của toàn nhân loại là an vui và hạnh phúc. Con người sống trong đoàn thể, đã cùng một đoàn thể thì phải quan tâm, yêu thương nhau. Là diễn viên phim hành động, những năm gần đây, tôi đang tập trung vào việc truyền đạt đến khán giả nước Mỹ một tư tưởng rằng: “Bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề”. Tôi luôn hy vọng là các tác phẩm điện ảnh của mình có thể truyền đạt được tư tưởng này. Kỳ thực, phim Hoắc Nguyên Giáp mà tôi đóng gần đây có một thông điệp vô cùng quan trọng, tôi muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: “Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn không phải là cách duy nhất, bạo lực có thể chinh phục phần xác của người khác, nhưng mãi mãi không thể chinh phục phần tâm của người khác, chỉ có tình yêu làm được điều đó mà thôi.” Thực vậy, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới có thể chinh phục phần tâm linh của toàn thể nhân loại.
PV: Anh có cái nhìn thế nào về cái chết?
LLK: Trong năm 2004, tôi đã đối diện với cái chết 3 lần, 2 lần ở Tây Tạng, rồi 1 lần ở Maldives. Lần ở Tây Tạng, sau 5 ngày ngồi thiền trên độ cao 4200 m so với mặt nước biển, tôi bị hết dưỡng khí, không thể nào thở được, phản ứng cao nguyên vô cùng trầm trọng, thực sự đã đối diện với cái chết. Điều trùng hợp thú vị là, trước khi đi Tây Tạng, tôi và bạn bè mình đã đi đảo Hải Nam, trải nghiệm cuộc sống kiểu đế vương, mỗi ngày đều có đầu bếp nấu cho vài chục món ăn. Sau đó, đến Tây Tạng, điều kiện hoàn toàn trái ngược, không có nước, không có đầu bếp, ngay cả mì tôm nấu cũng không thể chín.
Một bên là vật chất, một bên là tâm linh. Trải ngiệm này rất ý nghĩa. Tôi không biết khi nào mình sẽ chết, nhưng sau khi đối diện với cái chết, tôi đã cùng thương lượng với vợ rằng, trong số con cái của chúng tôi nhất định sau này phải có một đứa làm tình nguyện viên của hội Chữ thập đỏ.
Cuối năm 2004, tôi lại suýt chết vì sóng thần. Sau lần thập tử nhất sinh đó, tôi mới có thời gian suy nghiệm xem danh là gì, lợi là gì, tôi thực sự phải làm gì, tôi rốt cuộc là cần điều gì? Cuộc sống rất ngắn ngủi, không biết chết khi nào, cho nên, hãy tận dụng, hãy trân quý từng ngày được sống.
PV: Hình tượng của anh trên màn ảnh mà chúng tôi thường thấy đều là “tay đấm chân đá”, vậy tính cách của anh ngoài đời thực như thế nào?
LLK: Thật ra là tôi có một chút tự kỷ, tính tự kỷ này là do hoàn cảnh sống bắt buộc, tại vì tôi nổi tiếng quá sớm, sau khi nổi tiếng, thì phải luôn giữ mình, sợ nói sai, làm sai. Tôi không muốn tiếp xúc với người khác, thích một mình đọc sách, thích ở cùng mấy người bạn thân.
Cho đến vài năm gần đây, nhờ có Phật giáo, tôi đã có đủ dũng khí để đối diện với xã hội. Tôi cũng không còn làm việc vì bản thân nữa, 40 tuổi về trước là vì gia đình, 40 tuổi về sau sẽ là vì đền ơn xã hội.
Lý Liên Kiệt - minh tinh điện ảnh quốc tế, quen biết Hòa Thượng Thánh Nghiêm vào năm 2003, nhân dự buổi nói chuyện về đề tài "Vô Danh Vấn Vô Minh", đặc biệt là được chiêm ngưỡng, đảnh lễ pháp thể của Hòa Thượng. Trong hồi ức của Lý Liên Kiệt, sau buổi nói chuyện năm 2003, Hòa Thượng bảo Ngài cần "mượn Lý Liên Kiệt 10 ngày", hy vọng anh đến Mỹ, "Đả Thiền" tại đạo tràng Tượng Cương, đó là Thiền Thập (một lần đả Thiền là 10 ngày). Ngài hy vọng với kiến thức và tên tuổi của anh, sẽ mang lại ảnh hưởng lớn cho đạo tràng.
Lý Liên Kiệt nói, ngày 31/1/2008 anh vẫn còn ở Thụy Sĩ, Thụy Sĩ lúc này tuyết rơi rất nhiều, khi anh đang đi trong tuyết, chợt nhớ đến trận tuyết rơi năm nào tại đạo tràng Tượng Cương - Hoa Kỳ, lúc đả Thiền Thập, cũng giống như bây giờ, làm anh nghĩ đến ngày đả Thiền Thập cuối cùng của năm đó, ngày đó, anh đi tìm Hòa Thượng, vừa gặp Ngài anh cứ khóc mãi khóc mãi, nói gì cũng không được, đành phải đi đi lại lại trên khoảng sân đầy tuyết, một hồi lâu mới trở về.
Sau đó, Hòa Thượng hỏi anh: “Tại sao con khóc không ngừng ?” Lý Liên Kiệt trả lời, vì anh nhìn thấy 6 bà dì công quả trong nhà trù, từ ngày thứ nhất của Thiền Thập cho đến ngày cuối cùng, từ sáng đến tối không ngớt nấu ăn cúng dường thiền chúng. Anh nói: "Con thật là cảm động, nhờ sự phát tâm của họ, mà hơn 80 người chúng con có thể an tâm tu thiền 10 ngày, vì 10 ngày này, ngoài chúng con ra, còn có rất nhiều người khởi tâm lợi tha, phát đại bi nguyện"
Lý Liên Kiệt nói, lúc đó anh đột nhiên lãnh ngộ được lời nói của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: "Mặc dù vật cúng dường của con chỉ là một đóa hoa, nhưng công đức ấy cũng vô lượng vô biên". Anh nói: "Trước đây tôi vẫn mờ mịt không hiểu, nhưng khi tôi nhìn thấy 6 người công quả, cuối cùng thì đã rõ ràng. Kỳ thực, sau này bất kể chính mình có làm điều gì, thì việc làm của 6 người công quả này, đối với tôi là một bài học vô cùng trân quý, đó là điều mà suốt cả cuộc đời tôi không thể nào quên".
"Đây không phải là một việc bi thương", đối mặt với việc xã báo thân viên tịch của Hòa Thượng, Lý Liên Kiệt nói chính mình vẫn chưa hết đau buồn. Anh nói: "sự xa lìa nhục thể rất bình thường, nhưng điều quan trọng là, sư phụ đã khơi dậy niềm tin thật to tát trong tôi, nhất là trong thời kỳ Mạt pháp, ai có thể là người có đủ đại trí tuệ, đại trí năng để làm thầy mô phạm cho chúng ta. Thế thì, chúng ta càng nên tu học cho tốt, càng nỗ lực lòng từ, càng mở rộng lý tưởng của sư phụ hơn nữa.
(Thanh Như - Theo thông tin Phật giáo Trung Quốc)
Tịnh Nguyên (Theo Beijing Wanbao)
Anh Nhy (Tổng hợp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Phật pháp và cuộc sống 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Phật pháp và cuộc sống 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Phật pháp và cuộc sống 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
'Ru những muộn phiền' để lòng bình yên đi qua giông bão
Phật pháp và cuộc sống 19:22 20/11/2024Tập thơ 'Ru những muộn phiền' là sáng tác đầu tay của Cao Thanh Hương sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Ở tác phẩm này, cô thể hiện những cảm xúc của người đã trải qua một vài biến cố. Có buồn, có đau nhưng không trốn tránh...
Xem thêm