Thứ ba, 21/05/2019, 11:58 AM

Xóm gần 100 năm làm tượng Phật ở Sài Gòn

Trong không gian tĩnh lặng, những người thợ tỉ mẩn ngồi đắp, nặn, gọt, vẽ những bức tượng bằng xi măng sống động.

Xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở nặn đúc tượng, trong đó một số gia đình đã hơn 3 thế hệ giữ nghề của tổ tiên truyền lại, nằm ngay lối vào chùa Giác Hải (quận 6) nên còn gọi là xóm chùa. Ngay khi bước vào hẻm, nhiều bức tượng Phật bằng xi măng, thạch cao bày dọc bên đường.

Xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở nặn đúc tượng, trong đó một số gia đình đã hơn 3 thế hệ giữ nghề của tổ tiên truyền lại, nằm ngay lối vào chùa Giác Hải (quận 6) nên còn gọi là xóm chùa. Ngay khi bước vào hẻm, nhiều bức tượng Phật bằng xi măng, thạch cao bày dọc bên đường.

Từ 7h đến 16h, xóm chùa trở nên nhộn nhịp bởi những chiếc xe ba gác chở những bức tượng thô, mới được tháo khuôn từ xưởng lớn phân phối đến. Tại đây, những người thợ sẽ tiếp tục chế tác, tạo hình để hoàn chỉnh tượng.

Từ 7h đến 16h, xóm chùa trở nên nhộn nhịp bởi những chiếc xe ba gác chở những bức tượng thô, mới được tháo khuôn từ xưởng lớn phân phối đến. Tại đây, những người thợ sẽ tiếp tục chế tác, tạo hình để hoàn chỉnh tượng.

Ông Thi Quốc (71 tuổi) làm khuôn tượng bằng gạch, cát và xi măng.

Ông Thi Quốc (71 tuổi) làm khuôn tượng bằng gạch, cát và xi măng. "Đây là tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, dài 3 m, nặng gần một tấn. Để làm xong hoàn chỉnh cũng phải mất 10 ngày, vì vậy nghề này, quan trọng là kiên nhẫn", ông cho biết.

Ông Huỳnh Văn Thông chăm chú kẻ vẽ những đường chỉ tay trên tượng Phật Thích Ca. Ông đã hơn 20 năm theo nghề với chuyên môn chính là làm tay tượng.

Ông Huỳnh Văn Thông chăm chú kẻ vẽ những đường chỉ tay trên tượng Phật Thích Ca. Ông đã hơn 20 năm theo nghề với chuyên môn chính là làm tay tượng.

Trong nhà xưởng yên tĩnh, chật chội những bức tượng Thần và Phật, ông Ba Tiến (tên thật Nguyễn Ngọc Châu) tỉ mẩn ngồi vẽ hoạ tiết cho những bức tượng Ngũ Hành Nương Nương. Ông Tiến là chủ cơ sở Lê Văn Chánh, một trong những cơ sở lâu đời và nổi tiếng nhất xóm chùa.

Trong nhà xưởng yên tĩnh, chật chội những bức tượng Thần và Phật, ông Ba Tiến (tên thật Nguyễn Ngọc Châu) tỉ mẩn ngồi vẽ hoạ tiết cho những bức tượng Ngũ Hành Nương Nương. Ông Tiến là chủ cơ sở Lê Văn Chánh, một trong những cơ sở lâu đời và nổi tiếng nhất xóm chùa. "Đời tôi là thế hệ thứ ba theo nghề. Thời xưa, các cụ tôi làm tượng bằng gỗ mít, khoảng 60 - 70 năm nay thì chuyển qua làm bằng xi măng và thạch cao. Tôi vẫn tự hào vì từ đó đến nay, sản phẩm của gia đình chưa có ai mắng vốn bao giờ".

"Làm nghề này quan trọng nhất là phải có đam mê. Chỉ có đam mê mới làm nên hồn cốt cho những bức tượng", ông Tiến chia sẻ. Các sản phẩm tượng của gia đình ông, ngoài phục vụ khách trong nước, còn xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ..

"Làm một bức tượng đẹp phải gồm rất nhiều công đoạn nên người thợ nào cũng quan trọng từ đúc, gọt, chà đến thổi và vẽ. Bức tượng hơn nhau ở đôi mắt, khuôn mặt có hồn và có thần", nghệ nhân nói.

Bên trong một nhà xưởng với hàng chục bức tượng với kiểu dáng khác nhau. Theo các chủ cơ sở, giá các bức tượng dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng, tùy kích thước, vật liệu và độ tinh xảo.

Bên trong một nhà xưởng với hàng chục bức tượng với kiểu dáng khác nhau. Theo các chủ cơ sở, giá các bức tượng dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng, tùy kích thước, vật liệu và độ tinh xảo.

Bà Mai Thị Hoàng (64 tuổi), con gái cố nghệ nhân Mai Văn Lai tô màu cho bức tượng Thần Tài.

Bà Mai Thị Hoàng (64 tuổi), con gái cố nghệ nhân Mai Văn Lai tô màu cho bức tượng Thần Tài. "Khó nhất là tạo hình và vẽ tượng cho sống động. Ba tôi từng dặn, mỗi khi làm tượng Phật phải hướng tới 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Ngài. Biết là làm chưa thể tới nhưng mình cứ phấn đấu", nữ nghệ nhân chia sẻ.

Bà Hoàng dùng giấy mạ vàng để trang trí tượng.

Bà Hoàng dùng giấy mạ vàng để trang trí tượng. "Tôi quan niệm, dù tượng nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp cũng đều phải làm tỉ mỉ, chăm chút, có vậy sản phẩm mới đẹp và có hồn", bà nói.

Một người thợ tranh thủ ngồi ăn trưa trong xưởng để lấy sức, tiếp tục làm việc ca chiều. Tiền công của thợ tuỳ thuộc vào chuyên môn và số lượng sản phẩm giao khoán, dao động 150.000 - 800.000 đồng một ngày.

Một người thợ tranh thủ ngồi ăn trưa trong xưởng để lấy sức, tiếp tục làm việc ca chiều. Tiền công của thợ tuỳ thuộc vào chuyên môn và số lượng sản phẩm giao khoán, dao động 150.000 - 800.000 đồng một ngày.

Những người thợ hợp sức kéo bức tượng Phật về kho và thay bằng tượng khác, do khách hàng từ chối vì tượng quá lớn. Theo các nghệ nhân làm tượng, những năm gần đây do có nhiều chất liệu tạc như đá, đồng và composite ra đời nên nghề làm tượng Phật trong xóm có phần đi xuống, số lượng người đến đặt cũng giảm đi nhiều.

Những người thợ hợp sức kéo bức tượng Phật về kho và thay bằng tượng khác, do khách hàng từ chối vì tượng quá lớn. Theo các nghệ nhân làm tượng, những năm gần đây do có nhiều chất liệu tạc như đá, đồng và composite ra đời nên nghề làm tượng Phật trong xóm có phần đi xuống, số lượng người đến đặt cũng giảm đi nhiều.

Thành Nguyễn (VnExpress)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm