Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/12/2013, 18:38 PM

Xuân cảnh (Phật hoàng Trần Nhân Tông)

Trần Nhân Tông - đức Vua, Phật hoàng, Thiền sư, Thi sĩ, có một hồn thơ trong sáng, thanh cao. Hồn thơ Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn hướng về Chân, Thiện, Mỹ luôn hướng đến sự hoàn thiện và tự hoàn thiện.

1. Đức Vua, Phật hoàng - Trần Nhân Tông: Vua Trần Nhân Tông tên “Húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở  trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”.

Vua Trần Nhân Tông là một con người có thật trong lịch sử bằng xương bằng thịt như bao con người bình thường khác, sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội.

Năm 1284 được tin quân giặc tập trung ở Hồ Nam tới 50 vạn tên, Vua Nhân Tông liền trao cho Trần Quốc Tuấn chức Quốc công tiết chế tức là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang để lo chống giặc.

Ngoài ra Trần Nhân Tông còn tổ chức triệu tập các bô lão về họp ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiến về đường lối giữa lúc nước sôi lửa bỏng. Hội nghị Diên Hồng là một đại hội đại biểu nhân dân thời ấy, đã bày tỏ quyết tâm sắt đá của toàn dân đánh giặc đến cùng, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân Đại Việt.

Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông, Vua nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật…- một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo lập đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.

Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân. Thuở nhỏ, nhà vua thường theo vua cha lên chơi núi Yên Tử, sớm bộc lộ chí xuất gia tu hành.

Năm 16 tuổi, được vua cha lập làm Hoàng Thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường ngôi lại cho em là Đức Việp, nhưng Vua Trần Thánh Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn.

Năm 21 tuổi, Ngài được vua cha truyền ngôi báu (1297) và đã làm vua suốt 14 năm. Vì là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, Ngài có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.

Tháng 7 năm 1299, Ngài cho xây dựng một am thiền trên núi Yên Tử gọi là Ngự Dược Am và theo “Thánh Đăng Lục” tháng 10 năm ấy Vua lên núi Yên Tử xuất gia tu hành, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành.

"Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác. Đức tổ ta là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa sơn môn…"

Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo cách của một vị Vua, mà theo cách của bậc thánh nhân, bậc vĩ nhân. Bởi vì làm vua chỉ chăn dân trăm họ, làm Phật cứu độ cả muôn loài.

Tấm gương Phật hoàng tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài vượt qua cái bình thường để trở thành cái phi thường. Cho nên, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước, bao người đã làm vua. Song có ai được mọi người ngưỡng vọng, tôn thờ và nhớ mãi như Phật hoàng Trần Nhân Tông?

 2.Xuân cảnh” (Cảnh xuân) là một bài thơ thất ngôn, tứ tuyệt (7 chữ 4 dòng), chỉ có 28 chữ ngắn gọn, đã diễn tả được một nét đẹp ngoại cảnh, của cuộc sống và sự an nhiên, tự tại của tâm hồn nhà thơ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

楊柳 遲,

飛。

事,

微。

 

Xuân cảnh

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,

Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi.

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thuý vi.

 Gs Nguyễn Huệ Chi dịch :

Cảnh xuân

Chim nhẫn nha kêu, liễu trổ dày, 
Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay. 
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế, 
Cùng tựa lan can nhìn núi mây.

 Hải Hà dịch :

Cảnh xuân

Lặng lẽ chim trời hót liễu xanh 
Chiều buông mây phủ vẽ thềm tranh 
Chẳng ai cùng khách bàn nhân thế 
Mãi ngắm màn đêm đứng tựa thành.

 Phan Thành Khương dịch :

Cảnh xuân

Đám hoa liễu rậm, chim hót chậm;
Bên mái tranh vàng, mây chiều bay.
Khách đến chẳng hỏi chi chuyện thế,
Chỉ tựa lan can nhìn mê say.

 

Bài dịch theo Thi viện :

Cảnh xuân

Chim kêu hoa liễu nở đầy 
Họa đường thềm rợp bóng mây may 
Khách vào chẳng bàn chuyện thế sự 
Đứng tựa lan can ngắm cảnh trời.

Bài thơ “Xuân cảnhcó lẽ Đức vua Trần Nhân Tông viết khi đã nhường ngôi cho con là Trần Thuyên - Trần Anh Tông (1293 - 1314) để lên núi Yên Tử tu Thiền và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tả cảnh mùa xuân nơi am thanh chiều vắng, có hoa dương liễu trổ dày, có tiếng chim kêu líu lo, nhẩn nha, chậm rãi; trên bầu trời thì  áng mây chiều đang lướt bay bồng bềnh, nhẹ nhàng. Trong cảnh tịch tĩnh yên ắng ấy, có vị khách đến thăm, chẳng hỏi chuyện nhân gian, thế sự, cũng không tham vấn về Thiền mà chỉ đứng tựa lan can bên thềm hoa cùng với Thiền sư nhìn ngắm màu xanh nhạt nhòa, mờ mịt ở nơi chân trời xa. Cảnh hiện thực trong buổi tà dương đến đây đã biến thành tâm cảnh. Chủ và khách cùng im lặng, trong cảnh thiên nhiên vắng lặng... Cảnh vật và lòng người như hòa làm một. Chủ cũng thế mà khách cũng thế. Cái vô ngôn ở cuối bài thơ như thể hiện ý vị Thiền đạo, đạt đến chỗ giải thoát.

Cuộc sống trôi qua thật nhẹ nhàng, êm đềm, thanh thoát: hoa liễu nở tưng bừng, chi chít, chim hót chậm rãi, líu lo, mây chiều đang bay lang thang, nhẹ nhàng, lửng thửng … Và, người khách đến chơi nhà “chẳng hỏi chi  thế sự”, chẳng hỏi chuyện đời, chuyện người, chuyện thế gian… Chẳng hỏi không phải do thờ ơ, vô tâm, không phải mặc kệ, mà chỉ vì chẳng có điều gì phải hỏi, phải bận tâm.

Xã hội Đại Việt, đất nước Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông, sau hai lần quật ngã bọn xâm lược phương Bắc là một xã hội, một đất nước thái bình, an lạc.

Xuân cảnh” của Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ được gợi cảm hứng từ một sự giao mùa, từ đất trời tự nhiên mà chủ yếu là được phát sinh từ một tâm hồn xuân, từ một cõi lòng xuân.

Đọc bài thơ “Xuân  cảnh” của Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúng ta khát khao phục hưng mùa xuân thời Trần, đất nước thanh bình, mùa xuân mà “khắp thôn cùng xóm vắng, đâu đâu cũng không có tiếng hờn giận, oán sầu” (Nguyễn Trãi)

Đúng, thơ là tiếng lòng, là tiếng nói cảm xúc của thi nhân trước hiện thực. Phan Phu Tiên trong lời tựa Việt âm thi tập đã viết: “Tâm hữu sở chi, tất hình ư ngôn. Cố thi dĩ ngôn chí dã.” (Trong lòng có điều gì, tất thể hiện ra lời nói. Cho nên, thơ là để nói cái chí vậy). Chí ở đây cũng là tâm, là cảm xúc, là tấm lòng. Cảm hứng mùa xuân trong bài thơ “Xuân cảnh” của đức Vua – Phật hoàng -  Sơ tổ dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là như thế!

Tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần  Nhân Tông nhập niết-bàn (1308 - 2013)

Trí Bửu (Nha Trang - Khánh Hòa, ngày 01/12/2013)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm