Xuất gia khi tuổi xế chiều
Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này. Thế nào là năm?
Thật khó tìm được, này các Tỷ kheo, một người xuất gia lớn tuổi lại tế nhị; thật khó tìm một người xuất gia lớn tuổi có uy nghi tốt đẹp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi nghe nhiều; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi thuyết pháp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi trì luật.
Này các Tỷ kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, phẩm Triền cái, phần Khó tìm được [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.432)

Ảnh minh hoạ.
Lời bàn:
Thâm niên trong cửa thiền là một trong những điều kiện cần để thấm nhuần giáo pháp, un đúc và kiện toàn những phẩm chất cần thiết của một người xuất gia. Vì thế, hàng đồng chơn (tuổi trẻ) xuất gia luôn là niềm hy vọng cho đạo pháp và thực tế cho thấy đa phần các cao tăng đều xuất gia khi tuổi đời còn rất trẻ.
Vậy nên khi lớn tuổi mới đủ duyên xuất gia, nỗ lực ấy thật đáng trân trọng song phải phấn đấu, cố gắng thật nhiều. Bởi tập khí cuộc đời in sâu vào tâm thức như tấm vải ố bụi trần, sẽ rất khó để nhuộm thành màu như ý nếu không chuyên cần tẩy rửa tinh sạch. Vì thế, có không ít thách thức chờ đợi người xuất gia lớn tuổi…..
Trước hết là sự tế nhị tức độ mềm dẻo, chín chắn đến thuần thục biểu lộ ra hành xử bình thường trong đời sống hằng ngày. Chấp nhận làm sư đệ, ở vị trí thấp, ngồi sau và nhất là phải kính trọng, phục tùng, học tập hàng sư huynh chỉ đáng tuổi em, cháu mình là điều không đơn giản. Khá nhiều người xuất gia lớn tuổi chưa vượt qua được của ải này. Kế đến là chuyển hóa tập khí để có được sự đĩnh đạt mà thanh thoát, nghiêm trang mà dung dị, nhẹ nhàng nhằm thành tựu uy nghi một cách tự nhiên cũng là điều khó. Dấu ấn thế gian hằn sâu vào nét mặt, lời nói, tiếng cười và cả mỗi bước chân đi…..khiến người có kinh nghiệm dễ dàng nhận ra “chưa thấm tương chao”, dù “ngài” nào cũng lần tràng hạt hay diện cả áo vàng sáng rực.
Càng khó hơn cho người xuất gia lớn tuổi nhằm thành tựu học rộng, nghe nhiều, thuyết kinh, giảng pháp và trì giới vì lực bất tòng tâm. Sức khỏe, ý chí và nhất là tập khí làm chướng ngại sự chuyển hóa không ít. Do vậy, hơn ai hết, những người xuất gia khi tuổi về chiều phải thấy rõ duyên nghiệp của mình để khắc phục, vươn lên.
Xuất gia vốn là con đường hẹp, càng hẹp hơn cho người luống tuổi. Trong các đại giới đàn hiện nay, không ít các cụ Sa di và Tỷ kheo xúng xính trong những bộ y vàng. Đây cũng là một tín hiệu lành cho xã hội và đạo pháp nếu chư vị biết nhìn lại mình để phấn đấu nhiều hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chân thật sám hối
Kiến thức
Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…
Xem thêm